ClockThứ Năm, 11/10/2018 14:29

ADB, OECD hợp tác phát triển châu Á – Thái Bình Dương

TTH.VN - Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa ký kết một biên bản ghi nhớ cam kết tăng cường hợp tác trong việc thúc đẩy những chính sách và chương trình phát triển hiệu quả ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

ADB hỗ trợ Bhutan cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc giaADB kêu gọi tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng ở Nam ÁADB: Căng thẳng thương mại đặt ra nguy cơ cho tăng trưởng ở châu ÁFAO, OECD dự báo sản lượng nông nghiệp châu Á sẽ gia tăngOECD: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt đỉnhOECD cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đối với tăng trưởng toàn cầu

Ảnh minh họa: Anti Corruption Digest

Cụ thể, ngân hàng ADB cho biết thỏa thuận sẽ được tiến hành trong gian đoạn từ 2019 – 2023, trong đó ADB và OECD cam kết sẽ phối hợp hành động để thúc đẩy đối thoại chính sách, quản lý thành quả, chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau trong các lĩnh vực như chống tham nhũng, chính sách thuế, quản trị, chính sách kinh tế vĩ mô và thu thập, phân tích dữ liệu.

Các sáng kiến chung bao gồm: sáng kiến chống tham nhũng ADB – OECD,  Hội nghị bàn tròn OECD - châu Á về quản trị doanh nghiệp và Diễn đàn OECD về thuế và tội phạm.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch ADB Takehiko Nakao khẳng định trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã làm việc chung rất tích cực để giải quyết tham nhũng, cải thiện quản trị doanh nghiệp và chống tội phạm thuế ở châu Á – Thái Bình Dương, cùng rất nhiều vấn đề khác. Do đó, ADB và OECD kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ vững mạnh này, cũng như tận dụng các lợi thế của cả ADB và OECD trong khu vực để thúc đẩy phát triển hơn nữa tại các nước có thu nhập trung bình và cao.

Thông qua nội dung biên bản ghi nhớ mới, hai tổ chức sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sáng kiến và thực hiện nhiều nghiên cứu khác về các vấn đề như chính sách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng trung hạn của châu Á, triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á và số liệu thống kê về khu vực châu Á.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top