ClockThứ Sáu, 09/02/2024 10:30

Thênh thang đường huế

TTH - Thi thoảng vẫn có ai đó lại nhắc về một thời quá vãng của đô thị Huế, bởi phố sá “vốn cổ” chật hẹp, không nhiều đường lớn, ngã tư, ngã năm cũng như đèn xanh, đèn đỏ… Và tôi thầm nghĩ, họ nhắc không hẳn để chạnh lòng cho ký ức mà để biết hôm nay nơi này đã có nhiều đổi khác.

Động lực kết nối giao thông liên vùngĐầu tư đê kè ứng phó sạt lở biểnKhánh thành cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Nhiều tuyến đường đã tạo dáng vẻ cho đô thị Huế vừa cổ kính vừa hiện đại 

Những “đại lộ” giữa lòng đô thị

Cách đây chừng 10 năm, anh bạn Việt kiều Úc về Huế đã bàn luận về tính hấp dẫn của một đô thị vốn cổ ở quê nhà. Thời điểm đó, lý lẽ của bạn rằng, một đô thị đáng sống chưa hẳn nơi ấy có những khu nhà cao tầng, những đại lộ chói chang ánh điện, những siêu thị choáng ngợp, khách sạn hiện đại nhiều sao… mà chỉ cần ở đó cho ta sự an toàn, môi trường trong lành, có tiện nghi, sinh hoạt thoải mái. Và chúng tôi nghiệm, anh bạn đã tìm được giá trị đó ở Huế.

 Cho đến hôm nay, đô thị Huế vẫn luôn nuôi dưỡng dáng vẻ cổ kính với những chỉnh trang, tôn tạo trở thành đô thị sinh thái - di sản - lịch sử… Đó là ý tưởng rất hiện đại của lãnh đạo tỉnh vì một thành phố di sản văn hóa, mà chính quyền, người dân sở tại nỗ lực làm cho đô thị Huế luôn xanh - sạch - đẹp, gần với thiên nhiên như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang mơ ước.

Trong tất cả những công việc đã làm cho Huế thời gian qua, ngoại trừ những công trình, dự án thuộc các tổ chức, những người bạn “yêu Huế”, tôi vẫn ấn tượng nhất là những con đường. Trước đây ở khu vực bắc, nam sông Hương quá nhiều tuyến đường chật chội, nhà cửa nhếch nhác… Thế nhưng bây giờ, đôi bờ trở thành những điểm tản bộ, ngắm cảnh lý tưởng. Hệ thống đường sá được nâng cấp, chỉnh trang từ lòng đường, vỉa hè sạch sẽ đến cây xanh hai bên cho người tham gia giao thông cảm giác như được che chở, bình yên.

Nằm cạnh dòng sông Hương thơ mộng, như tuyến đường Lê Lợi, Lê Duẩn, Kim Long… nay cũng được chỉnh trang mở rộng - có thể xem như các “đại lộ” phóng khoáng của đô thị Huế với cỏ hoa, đèn điện và cây cổ thụ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.

Nhiều lúc nghĩ, đô thị Huế đã định hình những con đường, nhưng đến nay lần lượt nhiều con đường tiếp tục được mở rộng, như đường Điện Biên Phủ, Lý Thường Kiệt, Đống Đa… Mới đây nhất là tuyến đường Hà Nội được nâng cấp, mở rộng gần gấp đôi so với hiện trạng cũ, với chiều dài gần 1km, điểm đầu từ ngã 6 Hùng Vương, Đống Đa, Lê Quý Đôn... và điểm cuối kết nối với đường Lê Lợi - cầu Phú Xuân đã đưa vào sử dụng trong năm 2022. Tiếp theo với đường Hà Nội là hiện nay TP. Huế đang triển khai mở rộng tuyến đường Phạm Văn Đồng, rộng hơn 36m, dài hơn 2,6km, dự kiến sẽ hoàn thiện vào giữa năm 2024.

Hiện nay người dân TP. Huế và chính quyền địa phương gọi công trình đường Phạm Văn Đồng và Hà Nội là những công trình đột phá, là những “đại lộ” giữa lòng đô thị, hay có người nói khác hơn là những công trình dấu ấn, là then chốt… cũng không sai. Bởi, những công trình này không chỉ có vốn đầu tư lớn mà còn thể hiện trong đó sự quyết tâm của cả chính quyền và người dân địa phương trong việc quy hoạch, đồng thuận…

 Đại lộ nối trung tâm TP. Huế về phía biển

Nhiều công trình giao thông đột phá

Nhìn tổng thể, có thể khẳng định quyết tâm lớn từ phía chính quyền, không chỉ ở câu chuyện làm đẹp đô thị Huế và làm cho “Huế luôn mới” từ những công trình giao thông mà gần đây, lãnh đạo tỉnh và sở, ngành liên quan rất tích cực tham vấn ý kiến chuyên gia lẫn cộng đồng tìm một quy hoạch tối ưu cho Huế trong chiến lược dài hạn.

 Tinh thần ấy thấy rất rõ từ năm 2019 khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó có mục tiêu đến năm 2025 cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cũng từ thời gian này nhiều hội nghị, hội thảo quy hoạch lớn đã mở ra, thu hút sự góp mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành trong, ngoài nước nhằm thảo luận, lấy ý kiến để quy hoạch đô thị Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa, di sản, du lịch, trước mắt phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dự ước vào năm 2025; trong đó có yếu tố tiên quyết cho việc xây dựng đô thị Huế và các “mạch máu” của đô thị là hệ thống giao thông kết nối.

Như chia sẻ của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ trong dịp nói chuyện với hội viên báo chí tỉnh nhà mới đây, Thừa Thiên Huế đang tăng tốc nhanh, mạnh mẽ hơn trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển. Cùng câu chuyện Thừa Thiên Huế phấn đấu lên thành phố trực thuộc Trung ương là hình thành một “Great City Huế” quy mô, xứng tầm, xây dựng hạ tầng đang được ưu tiên theo hướng tính toán lâu dài, đáp ứng yêu cầu hình thành vùng động lực không chỉ cho riêng Huế trong tương lai gần.

Quyết tâm ấy đã, đang gieo nhiều niềm tin, khi hàng loạt công trình giao thông liên vùng ra đời. Điều này đã hiệu hữu khi phương tiện và người dân có thể thênh thang trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan, cùng các “đại lộ” với kinh phí đầu tư hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng, như Phú Mỹ - Thuận An, Chợ Mai - Tân Mỹ; Tây phá Tam Giang - Cầu Hai… đã kết nối giữa phố - biển và giữa biển với núi. Và dấu ấn rất mới là đường ven biển và cầu Thuận An vượt biển dài gần 2,4km với vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng đang tăng tốc về đích trong hai năm đến sẽ tạo “huyết mạch” liên vùng mà bao năm qua không riêng người dân Huế khắc khoải.

Cùng với đó là nhiều công trình giao thông có quy mô lớn sẽ triển khai trong năm 2024 tạo chiến dịch “Năm làm đường ở Huế”, như đường Tố Hữu nối dài về Cảng HKQT Phú Bài; đường Vành đai 3 nối cửa ngõ phía bắc TP. Huế qua đường lớn phía tây Võ Văn Kiệt xuôi về Tỉnh lộ 28 kết nối đường biển Phú Mỹ - Thuận An và cây cầu bắc qua phá Tam Giang có chiều dài chừng 1,4km, rộng 15,5m với kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng nằm ở phía đông tỉnh nhà…

Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
2.8
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
Xây dựng thương hiệu cho Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân

“Cay, ngon, sạch” - sản phẩm nước ớt và tương ớt của Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân do anh Tô Đông Thoạn, ở Vinh Xuân, Phú Vang sản xuất đã và đang được thị trường đón nhận. Hiện, chủ cơ sở sản xuất đang tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu riêng khi Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân vừa được chứng nhận là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023”.

Xây dựng thương hiệu cho Thực phẩm Ogranic Vinh Xuân

TIN MỚI

Return to top