ClockThứ Tư, 14/12/2022 14:59

Tàu an sinh sắp được chạy lại khi sớm xây dựng được định mức kinh tế

Theo quy định, việc chạy tàu an sinh sẽ được Nhà nước bù đắp chi phí trên nguyên tắc chỉ bù phần bị thiếu sau khi trừ đi doanh thu và căn cứ vào các chi phí, các định mức đã được phê duyệt.

Đưa hơn 600 người dân về quê bằng tàu hỏaSiết an toàn giao thông đường sắtNgành đường sắt tổ chức chạy thêm nhiều đôi tàu trong dịp Tết Quý Mão

Đoàn tàu tại ga Hà Nội của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 32 về một số định mức kinh tế-kỹ thuật phục vụ việc xây dựng kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh Thông tư áp dụng cho việc xây dựng, thẩm định kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội trên tuyến đường sắt Gia Lâm-Quán Triều (Thái Nguyên) và Gia Lâm-Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) - Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hàng năm (trong giai đoạn 2024-2026) có trách nhiệm tổng hợp, thống kê, rà soát, bóc tách các chi phí liên quan đến công tác tổ chức chạy tàu an sinh xã hội và gửi về Cục Đường sắt Việt Nam để rà soát, theo dõi, tổng hợp.

Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm thực hiện tổng kết, đánh giá công tác thí điểm trong 3 năm thực hiện (2024-2026) để làm cơ sở đề xuất xây dựng ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật phục vụ tổ chức chạy tàu an sinh xã hội áp dụng trong các năm tiếp theo.

Là đơn vị vận hành chạy 2 tuyến tàu an sinh trên, đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết đơn vị sẽ lập kế hoạch chạy tàu an sinh năm 2024 và trình vào năm 2023 để được xem xét, phê duyệt. Hiện theo quy định, việc chạy tàu an sinh sẽ được Nhà nước bù đắp chi phí trên nguyên tắc chỉ bù phần bị thiếu sau khi trừ đi doanh thu và căn cứ vào các chi phí, các định mức đã được phê duyệt.

Được biết, Công ty cổ phầnVận tải đường sắt Hà Nội tổ chức chạy tàu khách trên 3 tuyến Gia Lâm-Quán Triều, Gia Lâm-Đồng Đăng và Yên Viên-Hạ Long. Đến năm 2020, khi xảy ra đại dịch COVID-19, doanh nghiệp dừng chạy tàu khách trên cả 3 tuyến này cho đến nay.

Đánh giá việc chạy tàu chủ yếu phục vụ dân sinh nên giá vé không cao, tàu không đông khách, hàng năm, doanh nghiệp này lỗ khoảng 24 tỷ cả 3 tuyến nên đã phải giảm tần suất chạy tàu. Công ty đã nhiều lần kiến nghị Nhà nước cho phép chạy tàu an sinh để bù lỗ, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng chưa đủ các điều kiện, căn cứ pháp luật để xét duyệt

“Chạy tàu an sinh mang tính trách nhiệm với xã hội nhiều hơn là tính đến lỗ lãi. Nếu dừng chạy tàu an sinh thì quyền đi lại của người dân sẽ bị ảnh hưởng, hạ tầng đường sắt sẽ không được duy tu, bảo trì thường xuyên sẽ xuống cấp, hư hỏng và đây là điều lãng phí cực lớn,” lãnh đạo VNR nhấn mạnh.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168

Ngày 10/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã triển khai đồng loạt các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý vi phạm theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168
Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

TIN MỚI

Return to top