ClockThứ Năm, 23/02/2017 05:46

Siết an toàn giao thông đường sắt

TTH - Vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng giữa đoàn tàu SE2 và xe tải xảy ra ngày 20/2 trên tuyến đường sắt thuộc thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc mới đây tiếp tục đặt ra cho cơ quan chức năng về hiểm họa tại các đường ngang dân sinh.

Lật tàu chở khách, ít nhất 3 người chếtĐang nỗ lực thông tuyến sau vụ lật tàu chở khách tại Phú Lộc

Vị trí đường ngang xảy ra vụ tai nạn giao thông thảm khốc ngày 20/2 tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc

Ngay sau vụ tai nạn, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu phải xử lý triệt để tình trạng mất an toàn giao thông (ATGT) ở các đường ngang dân sinh.

Nơm nớp lo sợ

Tuyến đường sắt qua địa bàn Thừa Thiên Huế dài hơn 100 km, có 125 đường ngang dân sinh. Nhiều đường ngang dân sinh chưa có phòng vệ là những điểm “nóng” về an toàn giao thông (TNGT) đường sắt. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng, làm nhiều người chết, bị thương.

Tại điểm xảy ra vụ tai nạn thảm khốc ở Lộc Thủy nói trên, người dân chưa hết bàng hoàng. Theo người dân, trên tuyến đường ngang dân sinh băng qua đường tàu ở thôn Phức Hưng từng xảy ra nhiều vụ tai nạn giữa tàu lửa và xe cộ, gia súc.

Đoạn đường ngang người dân tự mở qua xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy rất nguy hiểm

Anh Nguyễn Văn Minh, người ở gần khu vực này cho hay, người dân luôn lo sợ khi đi ngang qua đường dân sinh này vì không có rào chắn và hệ thống cảnh báo tự động. Điểm giao cắt này chỉ có biển cảnh báo. “Ở đây không có rào chắn nên khi tàu đến, dù đã kéo còi từ xa nhưng có người không nghe, thiếu quan sát hoặc cố tình vượt nên xảy ra tai nạn”, anh Minh kể. Chính quyền và người dân đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng lắp rào chắn, có người bảo vệ vì con đường dân sinh này là đường độc đạo nên lượng người và xe lưu thông rất lớn.

Ông Trần Hoán, Giám đốc Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên thừa nhận, còn nhiều tuyến đường dân sinh qua tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có rào chắn, barie mà chỉ có biển cảnh báo. Theo ông Hoán, các tuyến đường dân sinh có 3 loại hình để đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông là barie tự động, gác chắn và biển cảnh báo. Ông Hoán cũng cho biết, đang có dự án xây dựng barie tự động cho các tuyến đường dân sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí xảy ra tai nạn cũng nằm trong dự án xây dựng barie tự động. Tuy nhiên kế hoạch chưa được triển khai đã xảy ra tai nạn thương tâm.

Xử lý, quy hồi trách nhiệm

Ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt Bộ Giao thông vận tải cho rằng, ý thức của người tham gia giao thông vẫn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ TNGT đường sắt.

Năm 2016, lực lượng công an phát hiện gần 500 trường hợp vi phạm hành lang ATGT đường sắt, phạt tiền 163 triệu đồng. Năm 2016, TNGT đường sắt tăng, xảy ra 11 vụ, làm chết 8 người, bị thương 3 người; tăng 4 vụ, tăng 1 người chết và tăng 2 người bị thương. Ngành công an nhiều lần kiến nghị ngành chủ quản quan tâm củng cố, sửa chữa, khắc phục những điểm chưa an toàn để phục vụ công tác chạy tàu, phòng ngừa TNGT đường sắt.

Để giảm thiểu TNGT đường sắt một cách căn cơ, ngành đường sắt sẽ khảo sát toàn bộ những đường ngang dân sinh, kiểm tra toàn bộ đèn hiệu, biển cảnh báo, cần chắn. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ quyết liệt của địa phương nhằm ngăn chặn tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt.

Sau vụ tai nạn ở Lộc Thủy, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu phải xử lý triệt để tình trạng mất ATGT ở các đường ngang dân sinh. Chỉ đạo đường nào cần thiết phải cương quyết lắp rào chắn, địa phương phải cương quyết phối hợp với ngành đường sắt lắp rào chắn, xử lý nghiêm việc lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt. Cương quyết chấm dứt việc để phát sinh đường ngang trái phép, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, địa phương có liên quan nếu để xảy ra phát sinh đường ngang dân sinh trái phép.

Theo Đại tá Lê Văn Vũ, Phó Giám đốc Công an tỉnh, năm 2016, ngành công an đã chủ động phối hợp với các địa phương và ngành đường sắt tổ chức tuyên truyền, ký cam kết không vi phạm giới hạn hành lang an toàn đường sắt; huy động lực lượng chặt bỏ hàng trăm cây xanh tái sinh che khuất tầm nhìn và phát huy hiệu quả của hệ thống đường gom, không để phát sinh các đường ngang dân sinh không đảm bảo ATGT đường sắt. “Việc đường ngang dân sinh gây nguy hiểm cho ATGT đường sắt không chỉ là chuyện riêng của ngành đường sắt và công an. Sự phối hợp của người tham gia giao thông, chính quyền địa phương là rất cần thiết và phải có sự quy hồi trách nhiệm rõ ràng”- Đại tá Lê Văn Vũ Khẳng định.

Sau vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao chỉ đạo thanh tra đường sắt phối hợp chặt chẽ với Ban ATGT, Sở GTVT, UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị đường sắt để bảo đảm trật tự ATGT đường sắt, tăng cường công tác kiểm tra các khu vực có nhiều điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT.

 Bài, ảnh: THÁI BÌNH

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền cần 18 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp các vị trí qua đường sắt Bắc-Nam

Ngày 23/10, lãnh đạo UBND huyện Phong Điền thông tin, thực hiện Công văn số 10669/UBND-GT ngày 7/10/2024 của UBND tỉnh về phối hợp hoàn thành các thủ tục điều chuyển vị trí, kinh phí để triển khai xây dựng hầm chui, đường ngang trên đường sắt Bắc-Nam theo Quyết định 1149/QĐ-BGTVT, sau khi tiến hành khảo sát thực tế tại địa phương có 6 vị trí tạo lối tự mở băng qua đường sắt có nguy cơ mất ATGT.

Phong Điền cần 18 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp các vị trí qua đường sắt Bắc-Nam
Phụ nữ Hương Trà chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông

Buổi trao giải Hội thi clip tuyên truyền an toàn giao thông (ATGT) diễn ra ngày 15/10. Hoạt động do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Ban An toàn giao thông (ATGT) TX. Hương Trà phối hợp tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật ATGT, văn hóa ATGT cho hội viên, phụ nữ và cộng đồng.

Phụ nữ Hương Trà chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông
Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

Ngày 31/8, Tại Chùa Từ Đàm, đã diễn ra lễ dâng hương cầu nguyện, đây là nghi thức chính nằm trong Chương trình Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức, diễn ra ngày 30 và 31 tháng 8 năm 2024 (nhằm ngày 27 và 28 tháng 7 năm Giáp Thìn).

Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
Đại lễ Cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 sẽ được tổ chức tại Thừa Thiên Huế

Chiều 22/8, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức họp báo thông báo kế hoạch về Đại lễ Cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024”. Đại lễ Cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 nằm trong chuỗi các hoạt động “Tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024”. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự (HĐTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cùng chủ trì buổi họp báo tại điểm cầu Hà Nội.

Đại lễ Cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 sẽ được tổ chức tại Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top