ClockThứ Ba, 23/02/2021 18:17

Phải đảm bảo tiến độ thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TTH.VN - Đó là chỉ đạo của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Phương tại buổi họp với các Sở, ban ngành về tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), di dời hạ tầng kỹ thuật (HTKT) dự án Đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn chiều 23/2.

Đảm bảo tiến độ gắn với chất lượng công trìnhNhững dự án kỳ vọng tạo sự đột phá cho hạ tầng giao thôngĐợi hết dịch nhé!

Thi công tuyến cao tốc qua thị xã Hương Trà

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT), công tác GPMB cao tốc trên địa bàn tỉnh đạt 99,25%, hiện còn một số đoạn rải rác trên tuyến. Nguyên nhân chậm trễ chủ yếu do một số hộ dân chưa thống nhất theo phương án bồi thường (giá đất và tài sản trên đất); người dân đang đợi làm xong nhà tại các khu tái định cư mới di chuyển; điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa kéo dài, ảnh hưởng đến việc triển khai di dời công trình hạ tầng kĩ thuật. Ngoài ra, kinh phí bồi thường hỗ trợ di dời, xây dựng tái định cư còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế công tác di dời của địa phương…

Ông Lê Công Diễn, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, nhằm đẩy nhanh tiến độ di dời các công trình HTKT trên tuyến, Ban GPMB Sở GTVT cùng các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc tại hiện trường các điểm di dời. Tất cả các bên liên quan đang nỗ lực giải quyết vướng mắc, dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 2/2021. Đối với HTKT cấp nước, viễn thông (VNPT và Viettel) cơ bản đã được di dời hoặc di dời tạm đảm bảo mặt bằng cho đơn vị thi công. Tại một số vị trí, do các HTKT phải chôn sâu dưới nền đường đào nên phải đợi đơn vị thi công cao tốc hạ cao độ nền đường, các đơn vị thi công HTKT mới tiến hành triển khai lắp đặt.

Đối với HTKT điện (đường dây trung hạ thế) trên toàn tuyến có 30 vị trí ảnh hưởng, những vị trí có mặt bằng, Điện lực Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai di dời. Ngoài ra, hiện phát sinh một số đường dây cấp điện, nước sau đồng hồ, các đơn vị đang tiến hành lập hồ sơ bổ sung và di dời trước để bàn giao mặt bằng cho Ban QLDA đường Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc

Báo cáo vướng mắc mặt bằng thi công dự án, đại diện Ban QLDA đường Hồ Chí Minh kiến nghị chính quyền địa phương cùng các sở, ban ngành liên quan tập trung di dời hệ thống HTKT để bàn giao theo cam kết. Những hộ dân đã nhận tiền đền bù, chưa di chuyển và bàn giao mặt bằng cho dự án, chính quyền địa phương cần vận động, có giải pháp quyết liệt, kịp thời để bàn giao mặt bằng dứt điểm, không để kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, thời gian qua, công tác GPMB thực hiện dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã được những kết quả nhất định, còn lại khối lượng tương đối ít do gặp phải một số vướng mắc trong quá trình đền bù, di dời người dân. Tuy nhiên, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn là công trình trọng điểm của quốc gia, vì vậy Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị tập trung, cương quyết xử lý, thực hiện công tác GPMB theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo tiến độ chung của dự án. Đồng thời tăng cường phối hợp, hỗ trợ Ban QLDA đường Hồ Chí Minh rong việc tiếp nhận mặt bằng và thi công. 

Tin, ảnh: Anh Quân

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nước rút” nối thông tuyến cao tốc bắc-nam

Năm 2024 qua đi, trên “đại công trường” dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn II (2021-2025) tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực và chuyển biến mạnh mẽ. Các đơn vị ngành giao thông miệt mài từng ngày, từng giờ “chạy nước rút”, tăng tốc thi công nhằm nối thông tuyến cao tốc bắc-nam.

“Nước rút” nối thông tuyến cao tốc bắc-nam
Thưởng tiền người giao mặt bằng sớm

Sau khi Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) nhanh chóng tham mưu, dự thảo, lấy ý kiến trình UBND tỉnh ban hành các quy định thuộc thẩm quyền để sớm triển khai tại địa phương.

Thưởng tiền người giao mặt bằng sớm
Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Bài 1: Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Cùng thời điểm, Luật Đất đai 2024 và các luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực vào 1/8. Các nhà chuyên môn đánh giá đây là bước đột phá tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, chồng chéo các chính sách liên quan trong việc quản lý đất đai để khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Bài 1 Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

TIN MỚI

Return to top