ClockThứ Sáu, 30/04/2021 15:07

Những công trình “tạo nền”

TTH - Bao ước mơ, kỳ vọng cho Thừa Thiên Huế đến nay từng bước thành hiện thực. Những cây cầu, con đường ra đời cứ ngỡ chỉ có trong mơ, “tạo nền” cho những đột phá giúp Huế phát triển.

Nâng tầm cửa ngõ phía BắcTăng tốc các dự án xây dựng cơ bảnTập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ

Đường cao tốc La Sơn - Túy Loan qua địa bàn huyện Nam Đông đã hoàn thành, chuẩn bị đưa vào sử dụng

“Giấc mơ có thật”

Vài ba thập niên trước, giao thông đi lại với người dân Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà... bên kia phá Tam Giang - Cầu Hai muốn đến trung tâm huyện, hoặc lên TP. Huế phải lệ thuộc vào những chuyến đò hiểm trở.

Ông Nguyễn Văn Sáu, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phú Thuận (Phú Vang), gọi đó là “những ngày khổ nhất”.

Chỉ cách TP. Huế chưa đầy 20 cây số, người dân quê ông muốn đến nơi phải “rã” đôi chân. Ngày mưa thuyền chèo tay không dám sang phá, trẻ em phải nghỉ học. Người dân vùng Ngũ Điền (Phong Điền) muốn lên Huế chèo thuyền gần cả ngày chưa đến. Ngày nắng còn chịu được chứ ngày mưa thì vô cùng khổ. Muốn qua phá để đến được chợ lớn bán gia súc đổi lấy mắm muối, thuốc men cũng khó. Khổ nhất là người bệnh lúc nguy kịch, có khi vượt đường xa đến được bệnh viện thì không kịp.

Thầy Phan Văn Lâu, nguyên  Hiệu trưởng Trường THPT Vinh Lộc (Phú Lộc) chia sẻ, khi chưa có cầu, thầy Lâu phải đi dạy từ lúc 3, 4 giờ sáng đợi đò cho kịp giờ lên lớp… Lương nhận ra đủ ăn 10 ngày, 20 ngày còn lại là lo cõng thêm vài can rượu hay con lợn giống trao đổi ở phố. Lúc thầy Lâu lên làm quản lý, thầy từng hỏi một giáo viên sao sáng nay bỏ dạy, đồng nghiệp ấy nói do chuyến đò vượt từ Viễn Trình qua Vinh Thanh hỏng.

Năm 1989, dân bên bờ phá Tam Giang vui như hội, chứng kiến sự kiện lớn nhất kể từ sau ngày giải phóng: Cây cầu Thuận An đầu tiên bắc qua phá Tam Giang. Ngoài vai trò “mở đường” để thông nối QL49B qua phá Tam Giang nơi vùng “cửa ngõ” phía đông của tỉnh với TP. Huế, cầu Thuận An đã “đánh thức” vùng đất nghèo khó của Phú Vang.

Đường Thủy Dương - Thuận An dần hình thành, đưa TP. Huế gần với biển

Năm 2001, người dân bên kia phá Tam Giang - Cầu Hai lại đón nhận sự kiện cầu Trường Hà(Phú Vang) và cầu Hoà Xuân(Phong Điền)-bắc qua phá Tam Giang được khởi công xây dựng. Đến năm 2003, hai cây cầu này hoàn thành đưa vào sử dụng, kết nối huyết mạch giao thông liên vùng từ Trung tâm TP. Huế đến các huyện, thị qua vùng biển...

Tháng 7/2004, người dân vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lại có dịp “ăn mừng” khi cầu Tư Hiền được khởi công. Bốn năm sau, cầu Tam Giang (cầu Ca Cút) được xây dựng kết nối xã Hương Phong với xã Hải Dương (Hương Trà), đánh mốc son trong lộ trình thông nối huyết mạch QL49B ven biển của tỉnh.

Trong vòng 10 năm (từ 2000-2010) đã có 5 cây cầu mới được xây ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Một kỳ tích, một dấu ấn của Thừa Thiên Huế đã thực hiện hóa giấc mơ của hàng ngàn hộ dân ở bên kia phá thoát được tình trạng bị sông nước chia cắt và mở ra nhiều cơ hội để hội nhập phát triển từng ngày.

Kiến tạo nguồn lực

Gần đây, hạ tầng giao thông ở Thừa Thiên Huế tiếp tục được nâng cấp đầu tư. Ngoài dự án (DA) đường hầm Hải Vân 2 kinh phí hơn 7.296 tỷ đồng vừa hoàn thành, các tuyến cao tốc như La Sơn-Túy Loan, Cam Lộ-La Sơn đang đẩy nhanh thi công để kết nối liên vùng. Thừa Thiên Huế cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ DA nhà ga T2 sân bay Phú Bài; DA QL49B về phía nam qua địa bàn Phú Lộc kết nối khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô; DA đường tỉnh kết nối trung tâm TP. Huế về biển như đường Phú Mỹ-Thuận An, chợ Mai-Tân Mỹ... để đưa TP. Huế về phía đông gần với biển.

Dự kiến vào đầu năm 2022, DA nhà ga T2 sân bay Phú Bài và tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn hoàn thành sẽ kết nối hệ thống giao thông từ cảng biển Chân Mây, các khu công nghiệp Phú Bài, La Sơn, Phong Điền... đến các tỉnh, thành khu vực miền Trung.

Đại diện lãnh đạo Sở GTVT thông tin, cùng với việc tập trung đầu tư các DA giao thông trọng điểm nói trên, hiện đơn vị chuẩn bị các điều kiện triển khai các DA đường Vành đai 3 phía tây TP. Huế; DA đường ven biển nối từ phía bắc đến cực nam của tỉnh dài hơn 100km, cầu vượt Nguyễn Hoàng vắt qua sông Hương, đường Tố Hữu (TP. Huế) nối dài đến sân bay Phú Bài... nhằm tăng cường năng lực kết nối giao thông giữa vùng biển, đồng bằng với các khu đô thị trung tâm huyện, thành phố và các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, một trong những lĩnh vực được xác định tạo đột phá cho kinh tế - xã hội phát triển trong tương lai gần ở địa phương là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là các DA giao thông trọng điểm. Vì thế, tỉnh đang tính toán, lên phương án để chuẩn bị tốt các nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả các DA hạ tầng giao thông trọng điểm của quốc gia và của tỉnh trong thời gian đến. Trong  các DA đó cần một nguồn vốn không nhỏ, có DA cần đầu tư cả hàng ngàn tỷ đồng.

Để sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo ban ngành chức năng chia sẻ, ngoài nguồn lực từ các quỹ đất tạo vốn, cần thêm các nguồn lực từ khối kinh tế tư nhân. Tuy nhiên để khai thác tốt nguồn lực này, đòi hỏi phải thông qua các chính sách đầu tư hấp dẫn doanh nghiệp, đồng thời phải có lợi cho người dân, cho Nhà nước. Chính phủ cũng cần quân tâm hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế bằng việc kiến tạo chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện hữu để thu hút được các nguồn lực, “tạo nền” cho tương lai.

Bài, ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168

Ngày 10/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã triển khai đồng loạt các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý vi phạm theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168
Chỉnh trang hạ tầng, đưa Thuận Hóa xứng tầm quận trung tâm

Với mục tiêu xây dựng và phát triển quận Thuận Hóa trở thành quận trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, dịch vụ du lịch…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của TP. Huế, UBND quận Thuận Hóa đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Chỉnh trang hạ tầng, đưa Thuận Hóa xứng tầm quận trung tâm
Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

TIN MỚI

Return to top