ClockThứ Tư, 07/12/2022 09:27

Nhu cầu mua nhà đất để ở và đầu tư của người dân luôn ở mức cao

Khảo sát về tâm lý người tiêu dùng bất động sản (BĐS) Việt Nam của Batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam) cho thấy, trong năm 2022, bất chấp nhiều khó khăn của thị trường, 70% hộ gia đình có thu nhập 40 - 70 triệu/tháng vẫn mua thêm ít nhất 1 sản phẩm BĐS và 50% số người chưa có nhà sẽ mua trong vòng 1 năm tới.

Bộ Xây dựng sẽ thanh tra về quy hoạch, kinh doanh bất động sản tại nhiều tỉnhBắt đáyThị trường bất động sản kỳ vọng tăng trưởng nhờ các chính sách mới

Mức độ quan tâm nhà đất để ở và đầu tư của người dân luôn ở mức cao

Tâm lý người mua BĐS

Theo khảo sát thị trường của Batdongsan.com.vn mới công bố, dòng tiền đầu tư BĐS của người mua đang dịch chuyển từ Bắc vào Nam, trái ngược với năm 2020 - 2021, dòng tiền đầu tư BĐS dịch chuyển từ Nam ra Bắc, khiến nhiều cơn sốt đất ở Hà Nội và các tỉnh lân cận diễn ra sôi động.

Từ đầu năm 2022, BĐS khu vực miền Nam, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh đang chứng kiến lượng quan tâm tăng mạnh hơn so với nhiều tỉnh phía Bắc. Trong quý IV/2022, lượt tìm mua BĐS tại TP Hồ Chí Minh ước tính tăng 18% so với quý I/2022, trong khi con số này của Hà Nội lại giảm 8%. Nhu cầu tìm thuê BĐS ở cả 2 thành phố đều hồi phục tốt trong năm 2022, nhưng TP Hồ Chí Minh chứng kiến tốc độ hồi phục mạnh mẽ hơn, với mức độ quan tâm tới BĐS cho thuê tăng 103% so với đầu năm, trong khi Hà Nội tăng 63%.

Loại hình nhà mặt phố và biệt thự là 2 loại hình BĐS bán có lượng quan tâm tăng cao nhất tại TP Hồ Chí Minh, số liệu của Hà Nội cũng cho thấy xu hướng tương tự. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng lượt tìm kiếm, giá bán và lợi suất cho thuê nhà phố ở TP Hồ Chí Minh cao hơn đáng kể so với Hà Nội. Nhu cầu tìm mua nhà mặt phố TP Hồ Chí Minh tăng 49%, mặt bằng giá rao bán loại hình này cũng tăng 16% so với đầu năm, còn ở Hà Nội, lượng quan tâm nhà phố tăng 17%, giá rao bán tăng 7%.

Khảo sát cũng cho thấy, trong năm 2022, tỷ lệ những người đã sở hữu từ 1 BĐS trở lên tăng mạnh, càng nắm giữ nhiều BĐS, xu hướng muốn mua thêm nhà, đất của người tiêu dùng càng tăng. Trong đó, 79% người đang có 2 BĐS cho biết họ sẽ mua thêm BĐS trong tương lai gần, tỷ lệ này ở những người đã làm chủ 3 BĐS lên đến 87%.

Những số liệu này cho thấy nhu cầu mua nhà đất để ở và đầu tư của người dân đã và sẽ luôn ở mức cao. Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam, nhóm khách hàng có nhu cầu thực sự vẫn đang chờ đợi, nhưng cũng có những người muốn có nhà ở ngay đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội mua. Mặc dù vậy, để dòng vốn thực sự được khơi thông sẽ cần phải có lực mua đủ lớn. Muốn kích hoạt được dòng tiền từ người mua ở thật, thì giá BĐS cần giảm tiếp. Dự báo trong ngắn hạn, giá của một số phân khúc ở một số khu vực có thể vẫn chững lại, người sở hữu chịu áp lực lãi suất cao trong thời gian dài buộc phải bán, đây cũng là thời điểm thị trường đủ hấp dẫn để kích hoạt dòng tiền vào "bắt đáy", mở thanh khoản, khơi thông dòng vốn đang tắc nghẽn và giải cứu thị trường.

“Chỉ số GDP của Việt Nam năm 2022 dự kiến tăng trưởng 7,5 - 8,2%, cùng với CPI từ 3,8 - 4,2% cho thấy bức tranh chung duy trì tốc độ tăng trưởng, thu nhập người dân ổn định. Bên cạnh đó, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn thấp, đạt khoảng 40%, còn ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chưa đến 50%. Với những đô thị lớn tập trung đông dân, kinh tế được đẩy mạnh đầu tư, tạo nhiều cơ hội cho thị trường BĐS phát triển", ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho hay.

Dự báo thị trường BĐS

Đưa ra dự báo về thị trường BĐS tháng cuối năm và năm 2023, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho hay, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục khan hiếm, nhưng giá bán sẽ không tăng. Tuy nhiên, với việc Chính phủ cố gắng tháo gỡ các rào cản khó khăn thời gian qua, thị trường BĐS sẽ dần có sự cân bằng tốt hơn.

Còn không ít chuyên gia BĐS dự báo, thanh khoản trên thị trường vẫn chậm, nhưng cuối năm 2022, đầu năm 2023, các chỉ số thị trườn g sẽ tốt hơn, vì quý IV/2022, các dòng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thường đổ vào BĐS, hơn nữa đầu tư công, vốn FDI cũng được đẩy mạnh vào thời gian này, cộng với lượng kiều hối đổ về nước dự kiến năm 2022 thu hút từu 14 - 16 tỷ USD... là những trợ lực dòng tiền giúp thị trường tăng thanh khoản.

Ông Nguyễn Quốc Anh cũng nhận định thêm, dự báo về thị trường BĐS những tháng đầu năm 2023, mặc dù còn khó khăn, nhưng thị trường sẽ dần ổn định khi chính sách liên quan lãi suất tín dụng, tỷ giá được ban hành ổn định. Thực tế, thị trường đang được hỗ trợ bởi chính sách 2% cho doanh nghiệp (gói 25.000 tỷ) và người mua nhà (gói 15.000 tỷ), nhưng chưa được hấp thụ tốt, vì doanh nghiệp được hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện: Không có nợ xấu, có tài sản đảm bảo, dòng tiền ổn định...

"Năm 2023 được coi là năm cơ hội vàng để giải quyết những khó khăn, chồng chéo, những vướng mắc của thị trường bất động sản, bởi Nghị quyết 18-NQ/TW sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan đang được Quốc hội xem xét, khi được thực thi cũng sẽ tháo gỡ vướng mắc nguồn cung BĐS", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh nhận định.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top