ClockThứ Sáu, 29/11/2013 05:39

Hồi sinh bến cổ Bao Vinh

TTH - Trong số 39 đề tài dự thi cuộc thi Tài năng (Talent Prize) 2013 với chủ đề “Giải pháp kiến trúc tạo dựng không gian đô thị”, đồ án “Hồi sinh bến thuyền ở phố cổ Bao Vinh, thành phố Huế” của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Thắng (giảng viên) và La Văn Sơn (sinh viên khoá K33) Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học Huế là đồ án nhận được sự ủng hộ của nhiều người yêu Huế và đoạt Giải bình chọn (Popular prize).

“Sống và làm việc ở Huế, yêu kiến trúc cổ của Huế, mình thấy không gian công cộng cần được gìn giữ, sử dụng một cách hiệu quả, mang lại giá trị cho cộng đồng. Khi biết thông tin về cuộc thi này, mình tham gia ngay”, Nguyễn Quốc Thắng, tác giả chính của đề tài cho biết.

Một góc phố cổ Bao Vinh nhìn từ sông Hương sau 10 năm (từ ý tưởng của đề tài)

Theo Quốc Thắng, ở Huế không có nhiều nhà cao tầng, tuy vậy có rất nhiều không gian công cộng đan xen giữa kiến trúc cổ và mới. Bến thuyền - không gian đệm giữa sông Hương và tuyến phố ven sông là một trong những đặc trưng của không gian công cộng ở Huế. “Bao Vinh ngày trước vốn là thương cảng gắn kết với sông Hương thì nay trở thành khu phố bán hàng nhộn nhịp nhưng thiếu trật tự, quay lưng lại với dòng sông. Có một điều đặc biệt và đáng tiếc khi đến phố cổ Bao Vinh là những bến thuyền - không gian công cộng kết nối giữa phố và sông Hương nay đã bị lấn chiếm, không còn chức năng vốn có và hầu như không có vai trò gì trong khu phố cổ”, Nguyễn Quốc Thắng nói.

Cuộc thi Tài năng Kiến trúc 2013 được tổ chức bởi quỹ Phát triển và Trao đổi Văn hóa Đan Mạch (CDEF) dành cho những bạn trẻ (dưới 35 tuổi) yêu thích kiến trúc. Cuộc thi Tài năng Kiến trúc 2013 không chỉ giới thiệu những giải pháp cải tạo không gian đô thị mà còn tạo sân chơi cho những tài năng kiến trúc trẻ của Việt Nam. Với chủ đề “Giải pháp kiến trúc tạo dựng không gian đô thị”, đã có 39 đồ án dự thi của các tác giả, nhóm tác giả gửi về dự thi từ tháng 3 tới tháng 10-2013. Giải thưởng do khán giả bình chọn (trị giá 10 triệu đồng) đã thuộc về đồ án Hồi sinh bến thuyền ở phố cổ Bao Vinh.

Chính vì vậy, nhóm tác giả đã nảy ra ý tưởng hồi sinh bến thuyền ở phố cổ Bao Vinh thông qua cách ứng xử với một bến thuyền để từ đó, có thể nhân rộng giải pháp ra các bến còn lại của tuyến phố Bao Vinh, hồi sinh không gian các bến thuyền, góp phần hồi sinh phố cổ Bao Vinh trong cuộc sống hiện đại.

“Từ năm 2001, chính quyền địa phương đã quy hoạch lại dãy nhà ven sông do lo ngại vấn đề cảnh quan, vệ sinh môi trường nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được do gặp khó khăn về đền bù sau giải tỏa và phá vỡ nếp sống hiện tại của Bao Vinh. Theo mình, ứng xử với một tuyến phố vừa mang yếu tố cổ, cũ và mới này cần có các bước giải pháp qua từng giai đoạn vừa không quá tốn kém, vừa tạo sự chuẩn bị về tâm lý cho người dân cũng như dần chuyển đổi không gian công cộng lộn xộn, vào trật tự, phục vụ du lịch và phát triển kinh tế cho người dân”.

Các giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu sẽ chuyển đổi một phần không gian trong nhà Tứ Giác (ở hai bên bến thuyền, vốn ảnh hưởng kiến trúc Pháp, không có chức năng ở, điều kiện sống thấp nhưng rất hấp dẫn khách du lịch ở Bao Vinh) và các nhà mới thành không gian mở để kết nối với bến thuyền trong vòng 5 năm đầu. 5 năm tiếp theo, chuyển hẳn chức năng nhà Tứ Giác thành nơi bán hàng lưu niệm, phục vụ du lịch. Bến thuyền sẽ được mở rộng, trồng thêm cây xanh. “Nhà tứ giác vốn không phải để ở nhưng người dân đã ở rồi thì làm sao để vừa ở vừa phát huy giá trị của nó. Những người dân ở 11 nhà tứ giác bên bến thuyền rất nghèo, đã có 2 nhà bị đập đi xây mới. Do vậy, ý tưởng của nhóm là làm sao giúp người dân có thu nhập hơn hiện tại, đồng thời hồi sinh những giá trị ngày trước của các bến thuyền ở phố cổ Bao Vinh”, nhóm thực hiện đề tài trăn trở.

“Việc chia làm hai giai đoạn sẽ dễ thuyết phục người dân, khiến người dân ở đây không cảm thấy đột ngột; qua thời gian, họ sẽ thấy có thu nhập và lợi ích từ việc cải tạo nhà Tứ Giác bởi họ vẫn có thể vừa ở chính những ngôi nhà Tứ Giác của mình vừa sử dụng tầng dưới để làm du lịch như triển lãm, làm galery...”, La Văn Sơn cho biết thêm. 

Đồ án với những giải pháp thiết thực mà nhóm tác giả đưa ra đã thu hút sự quan tâm và được nhiều người bình chọn nhất trong số các đồ án dự thi. Chia sẻ về giải bình chọn (Popular prize) mà nhóm đạt được, hai tác giả hào hứng: “Đây là đề tài nhóm rất tâm đắc vì tính thực tiễn cao. Cả hai đã dành rất nhiều công sức và thời gian để đi thực tế và nghiên cứu. Vì vậy, khi biết tin được giải chúng tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc!”.

Thanh Vân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tàu, xe về quê ngày Tết

Ngày 25/1 (26 Tết) - ngày đầu tiên trong chuỗi ngày nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức bắt đầu cũng là lúc tàu, xe tăng chuyến để phục vụ việc đi lại của người dân.

Tàu, xe về quê ngày Tết
Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết

Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty CP Cấp nước Huế (HueWACO) đã lên kế hoạch, sẵn sàng các phương án cần thiết nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân trên địa bàn thành phố trước, trong và sau tết Nguyên đán.

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết
Đảm bảo trật tự đô thị dịp giáp Tết

Xác định là quận trung tâm văn hóa du lịch, thương mại của thành phố Huế nên quận Thuận Hóa triển khai nhiều giải pháp, huy động nhân lực đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), trật tự công cộng (TTCC) trên địa bàn dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đảm bảo trật tự đô thị dịp giáp Tết
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top