ClockThứ Tư, 10/11/2021 05:42

Di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ rủi ro do thiên tai: Lồng ghép nhiều nguồn lực

TTH - Hàng năm với sự hỗ trợ kinh phí từ Trung ương và ngân sách địa phương, các địa phương từng bước thực hiện di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ rủi ro do thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm sạt lở núi, xâm thực biển người dân vẫn chưa được tái định cư (TĐC).

Khắc phục hạ tầng sau mưa lớnHương Thủy: Xã miền núi có nơi ngập sâu 7m, sạt lở hàng chục khối đấtỨng phó mưa bão, sạt lở

Khu vực xảy ra hiện tượng sạt trượt núi ở đèo Phú Gia (Phú Lộc)

Nguy cơ mùa mưa lũ

Với diễn biến phức tạp, dị thường của thiên tai trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt núi, xâm thực biển. Do sóng lớn kết hợp triều cường, mới đây, khu vực biển thôn Tân An 2 (Phú Thuận, Phú Vang) và Thai Dương Hạ Bắc (Hải Dương, TP. Huế) xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên tổng chiều dài hơn 1,2km, ăn sâu vào đất liền từ 5-20m. Sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương đã khắc phục bước đầu bằng cách gia cố những bao cát tạm thời.

Khu vực sạt lở tại thôn Tân An 2 - vốn đây là “điểm nóng” xâm thực biển. Từ nhiều năm trước, thôn ven biển này qua những trận bão lũ bị xâm thực vào đất liền, gây hư hỏng một số công trình như nhà cửa, đường giao thông nên tiềm ẩn nguy cơ rất cao khi vào mùa mưa bão. Theo UBND xã Phú Thuận, thôn Tân An 2 cần di dời khoảng 100 hộ với 370 nhân khẩu. Nhu cầu về quỹ đất TĐC khoảng 2,5 ha. Xã dự kiến bố trí quỹ đất tại khu TĐC tập trung thôn Xuân An, cách khu dân cư cũ khoảng 1km.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho rằng, việc di dời, bố trí TĐC cho các hộ dân là nhu cầu thiết thực. Dự án (DA) TĐC được triển khai, sẽ có tác động trực tiếp, nhanh chóng tới điều kiện sống của Nhân dân trong vùng hưởng lợi. Việc sớm di chuyển đến nơi ở mới sẽ sớm thoát khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ biển khi mùa mưa bão, đảm bảo tính mạng và tài sản giúp người dân an tâm sinh sống và sản xuất. Người dân đến nơi ở mới sẽ tiếp tục hành nghề khai thác, buôn bán nhỏ vẫn đảm bảo sinh kế.

Khu vực dân cư thôn Ar Bả (Quảng Nhâm, A Lưới), là thôn nằm trong vùng lòng chảo bao quanh bởi đồi núi, hàng năm đến mùa mưa bão hiện tượng sạt lở núi thường xảy ra và thường xuyên ngập lụt gây hư hỏng nhà cửa, ruộng vườn và một số tuyến đường giao thông. Theo chính quyền địa phương, cần di dời ở thôn Ar Bả 88 hộ với 360 nhân khẩu. Nhu cầu về quỹ đất thực hiện TĐC khoảng 3 ha, địa phương dự kiến mặt bằng để xây dựng khu TĐC cách khu dân cư cũ khoảng 1km.

Nhu cầu cấp thiết

Mới đây, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNT về việc rà soát các DA di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Theo đó, qua rà soát, trên địa bàn tỉnh có 4 điểm cần thực hiện DA di dời, TĐC khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân với tổng mức đầu tư xây dựng khu TĐC cùng các cơ sở khác khoảng 82,4 tỷ đồng. Trong đó, có 2 điểm là khu vực sạt lở bờ biển ở xã Phú Thuận và sạt lở núi, ngập lụt tại xã Quảng Nhâm với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, nhằm hạn chế thiệt hại do tác động bởi thiên tai, từ năm 2015, UBND tỉnh phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí, ổn định dân cư giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2025. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực của tỉnh còn khó khăn nên rất cần sự hỗ trợ từ Trung ương và các bộ ngành.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, cơ sở ưu tiên lựa chọn các điểm dân cư phải di dời là đã có hiện tượng xảy ra sạt lở, có nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét; các điểm có số hộ gia đình lớn, không thể bố trí di dời TĐC xen ghép và trên cơ sở có sự đồng thuận của người dân.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, đầu tháng 9/2021, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Tổng cục Phòng chống thiên tai về việc bổ sung thông tin về DA di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Theo đó, trong điểm 4 cần di dời dân TĐC kiến nghị Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh lựa chọn được 2 điểm di chuyển dân thuộc DA ưu tiên ở thôn Bình An 2 (Lộc Vĩnh, Phú Lộc) và Tà Rinh, A Tin (Thượng Nhật, Nam Đông), để trình phê duyệt chủ trương đầu tư, đảm bảo phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Theo đó, 2 điểm di chuyển dân thuộc DA ưu tiên đầu tư này nhằm TĐC cho 123 hộ dân với tổng mức đầu tư 52,4 tỷ đồng. DA sẽ thực hiện các hạng mục chính như san mặt bằng nền, xây dựng lắp đặt hệ thống cấp nước, điện sinh hoạt, đường vào điểm TĐC, đường nội bộ và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di chuyển.

Trong văn bản gửi Tổng cục Phòng chống thiên tai, UBND tỉnh cam kết việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khác khi triển khai thực hiện DA ngoài luồng vốn đầu tư công (đầu tư kết cấu hạ tầng) để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi. Sử dụng ngân sách tỉnh để thực hiện công tác hỗ trợ di chuyển các hộ dân đến nơi ở mới; tổ chức tập huấn cho người dân TĐC về sản xuất, chăn nuôi bằng nguồn kinh phí của tỉnh giao các sở, ngành thực hiện và đưa chương trình xây dựng nông thôn mới vào để triển khai thực hiện trên địa bàn các xã nhằm hỗ trợ người dân các chính sách về sản xuất nông nghiệp.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Di dời lồng cá trên sông Bồ

121 lồng cá trắm cỏ của 38 hộ dân thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) đang nuôi trên sông Bồ buộc phải di dời đến nơi khác và giảm lồng nuôi để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đây là quyết định của UBND huyện Quảng Điền cũng như theo phân tích của các sở, ngành liên quan, nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng phụ cận.

Di dời lồng cá trên sông Bồ

TIN MỚI

Return to top