ClockThứ Sáu, 16/06/2023 15:00
KHAI THÁC ĐẤT BỒI SAN LẤP MẶT BẰNG:

Dân khổ, môi trường bị tàn phá - Kỳ II: Vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý

TTH - Đã có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn còn quá nhiều vấn đề đặt ra và đáng suy nghĩ trong việc quản lý các mỏ đất, đấu tranh xử lý các vi phạm trong khai thác, vận chuyển đất bồi và khắc phục những hệ lụy đi kèm.

Dân khổ, môi trường bị tàn phá - Kỳ 1: Dân “không thấy”, chính quyền “ngó lơ”?Doanh nghiệp nhiều lần vi phạm xin trả lại mỏ đấtQuản lý, giám sát hoạt động khai thác mỏ

leftcenterrightdel
 Khu vực xây dựng nhà phun xịt rửa xe khi ra vào mỏ đất Hiền Sĩ 

 Cớ sao phải ngại… báo chí?

Mới đây vào cuối tháng 5, gọi điện đến ông Trần Dục, chủ một mỏ đất ở Hiền Sĩ (Phong Sơn, Phong Điền), chúng tôi bất ngờ khi nhận được câu hỏi ngược lại như có chi đó ganh tỵ và không vui: “Răng mấy ông nhà báo cứ thăm viếng mỏ đất của tôi hoài mà không sang các mỏ khác”. Chúng tôi chột dạ, nhớ mới chỉ có một lần “tham quan” mỏ đất này vào năm 2021. Mấy anh em cùng đi cứ băn khoăn “răng rứa hè?”. Phải vòng vo thuyết phục một hồi lâu, ông chủ mỏ mới đồng ý gặp… nhà báo.

Khác với tưởng tượng ban đầu, thời điểm chúng tôi đến, mỏ đất được cấp phép, do ông Trần Dục làm chủ đang tạm ngừng hoạt động để tập trung triển khai đầu tư hạ tầng. Cụ thể, theo ông Trần Dục, đơn vị đang gấp rút hoàn thành tuyến đường vào mỏ dài khoảng 1 cây số, trong đó có 300 mét đổ bê tông và 700 mét đường cấp phối. Cùng với đó là việc phối hợp kéo điện 3 pha vào đến tận khu vực khai thác đất. Khác với  trước đó đầy nghi ngại, gặp nhau ông Trần Dục cởi mở. Ông Dục dẫn chúng tôi tham quan khu mỏ đất rộng đến 7ha và không quên “khoe” trạm cân lắp đặt tại vị trí đưa đất ra khỏi khu vực khai thác, hệ thống lắp đặt camera, xịt rửa xe… trị giá hàng trăm triệu đồng.

Qua tìm hiểu được biết, dễ thấy trong thời gian qua là tình trạng các doanh nghiệp khai thác đất chậm triển khai các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường (trạm xịt rửa lốp xe ra vào mỏ, thiết bị phun sương giảm bụi trong mỏ…); triển khai không thường xuyên, liên tục xe tưới nước trên đoạn đường công cộng khi xe ra vào mỏ… Tại một số mỏ không lắp đặt trạm cân do xa khu dân cư, không có hệ thống điện lưới, việc lắp đặt chi phí khá cao trong khi sản lượng không tính bằng trọng lượng mà bằng mét khối (kích thước thùng xe). Doanh nghiệp vận tải vận chuyển có khi vượt tải trọng, không che đậy kỹ thùng xe chở vật liệu trên các công trình hạ tầng giao thông đi qua khu dân cư gây ảnh hưởng đến đường sá, môi trường dân sinh.

Mỏ đất Hiền Sĩ được cấp giấy phép và đưa vào khai thác từ năm 2021, bây giờ mới lo hạ tầng cần có kể ra cũng hơi chậm. Thế nhưng, có còn hơn không và dẫu sao nó cũng cho thấy ý thức chấp hành quy định của ông chủ mỏ, cần được phổ biến và nhân rộng. Theo ông Lê Bá Phúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, sở sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để tăng cường thanh tra, kiểm tra các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác, kiên quyết xử lý vi phạm đối với các mỏ vi phạm về môi trường, đất đai, khoáng sản… Đồng thời, sở sẽ phối hợp, nhất là chính quyền địa phương trong công tác tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản để tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Mặt khác, tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn cộng đồng xã hội trong quản lý, sử dụng, tạo các nguồn lực phát triển trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.

Cần sự chung tay vào cuộc từ nhiều phía

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 và việc bổ sung, điều chỉnh tại Quyết định số 3144/QĐ-UBND ngày 5/12/2019, Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 25/2/2020, Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 8/6/2020, Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 10/2/2022 của UBND tỉnh thì có 42 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp với diện tích hơn 880ha và trữ lượng tài nguyên hơn 62 triệu m3.

So với dự báo kể trên thì với 19 mỏ đất được cấp phép và đang hoạt động ở Thừa Thiên Huế với tổng diện tích 151ha, tổng trữ lượng khai thác 15 triệu m3 xem chừng là chưa thấm tháp vào đâu. Thế nhưng, được biết các công trình đang và sẽ triển khai như dự án đường phía tây phá Tam Giang - Cầu Hai, đoạn Phú Mỹ - Phú Đa, đường vành đai 3; tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế; đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài; các dự án trong khu kinh tế Chân Mây… đã cần đến khoảng hơn 35 triệu m3 đất san lấp thì lại là câu chuyện khác. Chưa bao giờ, nhu cầu về đất san lấp, hay còn gọi nôm na là đất bồi ở Thừa Thiên Huế lại lớn như hiện nay. Chưa tính, nhu cầu về đất bồi nền nhà xem chừng không nhỏ và khó đong đếm hết được khi mà có quá nhiều người làm nhà ở các vùng trũng thấp.

Nhân chuyện đất bồi nền nhà, nhớ lại câu chuyện của anh bạn cách đây chừng 7 năm. Một hôm anh cao hứng kể rằng, đang định hùn tiền mua xe chở đất với một người em bà con ở quê - Thủy Phương (Hương Thủy) là chủ một phương tiện chuyên chở đất bồi, đang có dự kiến mua thêm xe để mở rộng làm ăn. Dự kiến, anh tham gia góp vốn chừng 300 triệu đồng, tương đương với nửa con xe (thời giá) và được chú em họ hứa chắc như đinh đóng cột, rằng chỉ sau 2 năm là có thể thu hồi vốn. Bàn tới tính lui chi đó, nghe đâu cũng lắm chuyện phiền toái liên quan tới vợ chồng, tiền bạc và cả niềm tin chưa tới độ chín nên sau đó, dự án làm ăn đã không thành. Mới hôm rồi gặp lại, anh cứ xuýt xoa bảo rằng “tiếc lắm, tiếc lắm” khi so sánh với chuyện bất động sản đóng băng mà xe chở đất bồi thì việc làm không hết.

Trở lại hoạt động của các mỏ đất. Vào cuối tháng 12/2022, tỉnh đã đưa ra đấu giá 3 mỏ đất và kết quả là đã nhanh chóng tìm được chủ mỏ. Đó là Công ty TNHH Xây dựng vận tải Minh Nhật đã trúng mỏ đất tại khu vực 1 núi Mỏ Diều (9,5ha), Công ty cổ phần Kim Long Motor Huế trúng mỏ đất tại khu vực núi Cảnh Dương (28,78ha) và Công ty cổ phần Đầu tư S-Line trúng mỏ đất tại khu vực 2 núi Mỏ Diều. Xem ra trong số này, có những cái tên khá xa lạ với chuyện đất đai và xây dựng.

Ông Lê Bá Phúc cho biết, hiện có 7 khu vực đã được đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp đang hoàn thành hồ sơ để được cấp phép khai thác với tổng diện tích 137ha, tổng trữ lượng khai thác 28 triệu m3, được phân bố tại khu vực đồi Kiền Kiền, xã Phong Thu (Phong Điền); khu vực thôn 4, xã Phú Sơn; khu vực đồi Trốc Voi 1, phường Thủy Phương và khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương (TX. Hương Thủy); khu vực 1 núi Mỏ Diều và khu vực núi Cảnh Dương, xã Lộc Thủy (Phú Lộc). Ông Phúc cũng tự tin cho rằng, nguồn vật liệu đất làm vật liệu san lấp ở Thừa Thiên Huế hoàn toàn chủ động đáp ứng nhu cầu các công trình.

Như vậy, cùng với những quy định về quản lý được siết chặt là chuyện quy hoạch các mỏ đất dành cho việc san lấp mặt bằng cũng đã rõ ràng, vấn đề còn lại thực thi, đang cần sự chung tay vào cuộc từ nhiều phía, gồm chủ mỏ đất, đối tượng tham gia vận chuyển đất, người dân và đặc biệt là ngành có chức năng liên quan và chính quyền các cấp.

Bài, ảnh: NHÓM PV
ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top