ClockThứ Sáu, 22/01/2021 07:30

Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”

TTH - Để xứng tầm đô thị động lực và thực hiện “Giấc mơ Huế”, giai đoạn 2021- 2025, TP. Huế đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA) đầu tư, chỉnh trang hạ tầng đô thị kết hợp phương án, tầm nhìn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, văn minh, thân thiện với môi trường khi mở rộng địa giới hành chính thành phố.

Chạm giấc mơ “Huế - Thành phố thông minh” - Kỳ 3: Từ công nghệ số, không chỉ làm giàu, còn sang nữaChạm giấc mơ “Huế - Thành phố thông minh” - kỳ 2: Động lực từ nền tảng hạ tầng kỹ thuật

 Chỉnh trang và khai thác không gian hai bờ sông Hương để phát triển dịch vụ-du lịch là mục tiêu xuyên suốt của TP. Huế trong 5 năm tới

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm kết thúc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015 - 2020), năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các cấp ủy, chính quyền, địa phương trên địa bàn thành phố nỗ lực, tập trung chỉ đạo điều hành, triển khai các giải pháp quyết liệt vừa phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, vừa triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm, đã thực hiện đạt và vượt 6/14 chỉ tiêu, trong đó nổi bật là thu ngân sách, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội đạt 100%, tỷ lệ giảm hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, mật độ cây xanh và thu gom xử lý chất thải rắn, rác thải y tế... góp phần hoàn thành kế hoạch của cả nhiệm kỳ.

Điểm nhấn trong đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị thời gian qua là công viên 2 bờ sông Hương, hoàn thành hạ tầng khu tái định cư Hương Sơ, bảo đảm tiến độ di dời, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế… Công tác quy hoạch, quản lý, xây dựng và phát triển đô thị, xử lý môi trường được tăng cường thông qua việc ra quân lập lại trật tự đô thị, thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” góp phần làm cho môi trường ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.

Để kích cầu và thu hút khách, thời gian qua, thành phố đã triển khai xây dựng các đề án phát triển du lịch như triển khai mô hình thí điểm chợ đêm Đông Ba, nghiên cứu triển khai phố đi bộ đường Lê Huân, khai thác không gian cảnh quan đường đi bộ bờ Bắc sông Hương kết hợp với tuyến đi bộ bờ Nam Sông Hương để tạo thành không gian đi bộ hoàn chỉnh cùng với chương trình phát triển du lịch, dịch vụ về đêm nhằm hấp dẫn và thu hút khách.

Đô thị Huế được đầu tư theo hướng chỉnh trang và khai thác không gian hai bờ sông Hương

Phát triển du lịch, dịch vụ

Theo TUV, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, năm 2021, TP. Huế tiếp tục khai thác hiệu quả dịch vụ du lịch, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và hoạt động khởi nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy nhanh tiến độ các DA đầu tư, chỉnh trang hạ tầng đô thị kết hợp phương án, tầm nhìn phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn minh, thân thiện với môi trường khi mở rộng địa giới hành chính thành phố.

Ứng dụng công nghệ thông tin và các lĩnh vực đời sống, phát triển chính quyền điện tử và đô thị thông minh cũng được chú trọng nhằm quyết tâm xây dựng TP. Huế đến năm 2025 trở thành đô thị “không có ma túy, trộm cướp và trẻ em thất học”; con người Huế sống văn hóa, nhân ái và thân thiện trong một đô thị xanh, sạch, văn minh với chính quyền gần gũi, thương yêu nhân dân, phát triển kinh tế đột phá trên nền tảng kết hợp giá trị di sản, tri thức và hội nhập phát triển.

Thực hiện mục tiêu trên, thành phố triển khai 5 chương trình và 7 DA trọng điểm, gồm chương trình mở rộng địa giới TP. Huế gắn với chỉnh trang, xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị đồng bộ; phát triển du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển, hình thành, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế; di dời các hộ dân trong khu vực I thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế; cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, bản sắc văn hóa Huế gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Các DA trọng điểm, gồm: tiếp tục hoàn thành DA Cải thiện môi trường nước; di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống Kinh thành Huế; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư Bắc Hương Sơ; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Hổ Quyền - Voi Ré; nâng cấp mở rộng đường Hà Nội; tuyến đường đi bộ dọc sông Hương (phía Nam) đoạn từ cầu Dã Viên đến đường Huyền Trân Công Chúa; chỉnh trang công viên, điện chiếu sáng 2 bờ sông Hương, các khu vực trung tâm, cảnh quan và DA vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh, dải phân cách các tuyến đường trung tâm thành phố.

Cơ hội cho sự bứt phá

Theo UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định, định hướng phát triển thành phố di sản, văn hóa, du lịch đặc sắc là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển đô thị Huế. Thời gian tới, thành phố tiếp tục triển khai chỉnh trang đô thị Huế trên các lĩnh vực hạ tầng, cảnh quan đô thị theo hướng bảo vệ các giá trị di sản, phát huy, khai thác các tiềm năng cảnh quan vốn có, góp phần thu hút khách du lịch.

Trong đó, tiếp tục chỉnh trang công viên hai bờ sông Hương đoạn qua trung tâm thành phố với hệ thống đường dạo, không gian công cộng, điện chiếu sáng, các tiện ích đô thị công viên như bãi để xe, camera giám sát, Wifi, nhà vệ sinh công cộng…; chỉnh trang công viên vườn mai khu vực Hộ Thành hào từ cửa Quảng Đức đến cửa Nhà Đồ; công viên Kim Long từ cầu Kim long đến chùa Thiên Mụ, tuyến đường dọc sông Hương phía bờ Nam từ cầu Bạch Hổ đến đường Huyền Trân Công Chúa….

Định hướng phát triển đô thị Huế trong giai đoạn trước mắt là tập trung nguồn lực tiếp tục khai thác lợi thế của văn hóa di sản, cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn. Chú trọng cải thiện môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ, đa dạng các sản phẩm du lịch để phát triển kinh tế đêm. Khai thác tuyến đường đi bộ bờ Nam sông Hương kết hợp tuyến đường đi bộ bờ bắc sông Hương, trong đó, tạo điểm nhấn phục vụ du khách và người dân. Nghiên cứu hình thành phố đi bộ khu vực xung quanh Đại Nội đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí về đêm phục vụ khách du lịch… ; đồng thời, xây dựng và triển khai đề án phát triển kinh tế TP. Huế đến năm 2025 với mục tiêu tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế trên nền tảng kết hợp giá trị di sản, tri thức và hội nhập.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi: Dấn thân và hy sinh

Điều trị ung thư nhi có sự đóng góp quan trọng của xạ trị. Với nhiều đơn vị y tế, phương pháp này là một thách thức đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế trở thành một trong hai đơn vị hiếm hoi của cả nước triển khai xạ nhi gây mê nhờ có nhiều lợi thế.

Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi Dấn thân và hy sinh

TIN MỚI

Return to top