ClockThứ Bảy, 11/03/2023 07:00

Bất cập ở cầu Vỹ Dạ

TTH.VN - Cầu Vỹ Dạ nối giao lộ đường Bà Triệu - Nguyễn Lộ Trạch - Nguyễn Công Trứ qua đường Phạm Văn Đồng (TP. Huế) được xem là “huyết mạch” kết nối đô thị Huế với các vùng lân cận. Đáng nói, hiện trên mặt cầu này bộc lộ bất cập cần sớm khắc phục để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT).

Điều chỉnh phân luồng giao thông một số tuyến đường tại TP. Huế

leftcenterrightdel

 Gờ phân làn trên cầu Vỹ Dạ tạo bức bí cho người tham gia giao thông

Nhiều người quan ngại

Anh Đoàn Huấn (phường Phú Thượng, TP. Huế) cho rằng, là điểm nối giữa trung tâm đô thị Huế, hàng ngày cầu Vỹ Dạ “gánh” hàng nghìn lượt phương tiện qua lại hoạt động trên các lĩnh vực. Với anh, do đặc thù công việc nên thường qua lại cầu Vỹ Dạ không dưới đôi ba lần trong ngày. Tuy vậy hễ mỗi lần đi qua anh Huấn phải chậm rãi bởi mặt cầu hẹp, lại có đường gờ phân làn hai bên nổi lên như những “thớt gỗ” lớn rất khó đi.

“Người tham gia giao thông qua cầu Vỹ Dạ vẫn hiểu các “thớt gỗ” để phân làn giữa xe cơ giới và xe thô sơ nhưng cách phân định ấy thấy ngờ ngợ khó đi, nhất vào giờ cao điểm lượng xe qua lại đông. Trong thời điểm đó chỉ bất cẩn rất dễ va quệt vào các “thớt gỗ” trên, dễ gây tai nạn” - anh Huấn nói.

Ông Lê Văn Tú (đường Nguyễn Lộ Trạch, TP. Huế) cho biết, từ khi cây Vỹ Dạ được xây hoàn thành vào năm 1998 đến nay đã xảy nhiều tai nạn trên cầu này. Bởi do thiết kế đường gờ phân làn cứng giữa lòng cầu hẹp khiến phương tiện qua lại dễ va quệt nhau, nhất là vào giờ cao điểm.

Theo hiểu biết của ông Tú, việc khắc phục bất cập trên trước hết chỉ cần thay dãy phân cách cố định gờ ấy bằng vạch chỉ phân làn là giảm sự bức bí cho người, phương tiện qua lại cầu Vỹ Dạ. Cá nhân ông cũng nhiều lần đề xuất, kiến nghị ban, ngành, đơn vị chức năng khắc phục giải pháp như vậy nhưng nhiều năm qua chẳng thấy ai động tĩnh...

Sẽ khắc phục sớm

Chúng tôi đã trao đổi những ý kiến trên đến các ban, ngành chức năng TP. Huế. Đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị TP. Huế cho rằng, những kiến nghị, đề xuất của người dân địa phương xác đáng, ghi nhận và TP. Huế đang bàn giải pháp khắc phục.

Thực tế hiện nay, cầu Vỹ Dạ là điểm nối trục giao thông “huyết mạch” chính phía đông trung tâm TP. Huế, lưu lượng người, xe qua lại hàng ngày lớn, trong khi đó công năng cầu không còn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Theo lãnh đạo Phòng Đô thị TP. Huế, từ việc ghi nhận ý kiến của người dân và quan sát thực tế, đơn vị đã tham mưu đề xuất lãnh đạo TP. Huế nhiều lần kiến nghị tại các cuộc họp cấp tỉnh về những bất cập lưu cữu trên cầu Vỹ Dạ. Mới đây cầu Vỹ Dạ được đưa vào danh sách nâng cấp hạ tầng đô thị địa phương, thuộc Dự án (DA) Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - tiểu DA Thừa Thiên Huế. Dự án được Thủ tướng phê duyệt danh mục đầu tư tại Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 10/3/2016.

DA nâng cấp, mở rộng cầu Vỹ Dạ hiện thuộc gói thầu số 28, gồm cầu Vỹ Dạ và đường nối 2 khu đô thị A và B khu An Vân Dương, cùng với cầu qua sông Như Ý, với nguồn vốn 109,51 tỷ đồng. Quy mô cầu có chiều dài gần 170m, gồm 5 nhịp dầm đơn giản L=33,0m; bề rộng cầu 30m gồm: 2 làn hè phố và mặt làn xe chạy 21m. Hai bên đường đầu cầu, như phía đường Bà Triệu mở rộng 30m và đường Phạm Văn Đồng rộng 36m, cùng các công trình phụ trợ cây xanh, thoát nước và hè đi bộ ...

Hiện, DA nâng cấp xây dựng cầu Vỹ Dạ do Sở Kế hoạch và Đầu tư làm chủ đầu tư và Công ty CP 479 Hòa Bình thi công, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2024 để đảm bảo cho người, phương tiện qua lại thuận lợi an toàn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

SONG VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168
Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.

Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

TIN MỚI

Return to top