ClockThứ Hai, 15/11/2021 08:09

Xây dựng dự thảo hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao Bộ này đã chủ trì, nghiên cứu và xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoàiTăng trưởng vốn đầu tư ngoài Nhà nước8 tháng, giải ngân vốn FDI cả nước tăng 2%Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong sáu tháng đạt trên 15 tỷ USDGiải ngân vốn đầu tư công: 'Đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng'

Sản xuất tại Công ty TNHH NMS Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm 4 Chương 24 Điều.

Theo đó, dự thảo Thông tư được ban hành sẽ quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng gồm các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư theo pháp luật đầu tư; các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài là đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật; không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá; kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh; công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.

Về thẩm quyền giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài; giám sát và đánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài; kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm chủ trì giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

Các Bộ quản lý chuyên ngành được ủy quyền cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương chủ trì giám sát, đánh giá chuyên sâu về lĩnh vực quản lý ngành. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát, đánh giá dự án đầu tư trên địa bàn về các Bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư trên địa bàn.

Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) của các Bộ quản lý chuyên ngành sẽ chịu sự giám sát, đánh giá của các cơ quan này theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Các Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện giám sát, đánh giá cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo định kỳ hàng năm vào thời điểm trước ngày 20/2 của năm sau năm báo cáo.

Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương; trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn…

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

TIN MỚI

Return to top