ClockThứ Bảy, 01/08/2020 09:31

Từ 1/8, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam được hưởng lợi từ EVFTA

EVFTA tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam hạ giá thành khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặt hàng chưa có FTA với EU.

EVFTA có ý nghĩa gì đối với Việt Nam và ASEAN?EU công bố hạn ngạch nhập khẩu nông sản và gạo Việt Nam theo EVFTAXuất khẩu nửa cuối năm 2020: Nhiều kỳ vọng từ EVFTAĐể tối đa hóa lợi ích từ EVFTA, Việt Nam cần giải quyết các thách thức môi trườngNghiên cứu thông tin báo nêu về phát huy hiệu quả thực thi EVFTACó đảm bảo được xuất xứ nội khối?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ EVFTA

Từ hôm nay (1/8), Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, theo đó, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này. Có thể nói, đây là cơ hội lớn của các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh đầy khó khăn do đại dịch Covid-19 quay trở lại lần 2 và đang diễn biến phức tạp.

Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm thủy sản còn EU lại có nhu cầu lớn các mặt hàng này với giá trị nhập khẩu chiếm 8,4% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm. Do vậy, dư địa tăng trưởng xuất khẩu vào EU vẫn rất lớn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU đang đứng trước cơ hội cực lớn, khi doanh nghiệp có thể tiếp cận một thị trường tiêu thụ thủy sản khổng lồ với mức tiêu thụ trung bình đạt mức 22,03 kg/người, cao hơn 5,34 kg so với mức trung bình của thế giới.

Cùng với đó, EVFTA sẽ là hiệp định có tác động mạnh nhất, tạo một bước ngoặt lớn về cơ cấu thị trường cho mặt hàng tôm của Việt Nam. Cụ thể, gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%, sẽ được giảm về 0%. Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được về 0% sau từ 3 - 7 năm.

Với ngành gỗ, EU hiện là thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn thứ 2 thế giới, mặc dù Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chế biến, xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới nhưng kim ngạch xuất vào EU vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm hơn 1% tổng nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ hàng năm của thị trường này.

Tuy nhiên, khi EVFTA có hiệu lực, các nhà nhập khẩu EU có thể sẽ ưu tiên mua sản phẩm gỗ Việt Nam để được cắt giảm thuế, khi đó, giá thành đồ gỗ Việt Nam tại EU sẽ giảm và hấp dẫn người tiêu dùng châu Âu hơn.

Theo cam kết của EVFTA, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU, hàng dệt may sẽ được EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm.

Ngoài việc hưởng lợi thế về thuế suất, Hiệp định này còn hứa hẹn mang lại cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam cơ hội nhập khẩu máy móc chất lượng cao, tiếp cận nguồn nguyên liệu đạt chuẩn tại EU…

Với ngành da giày, khả năng phát triển, mở rộng thị trường của ngành da giày Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều nhờ những hiệu ứng tích cực của EVFTA. EU hiện đang là thị trường xuất khẩu hàng da giày lớn thứ 2 của Việt Nam với khoảng 30% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Đức, Pháp, Bỉ là các thị trường chính. Khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu hơn, đồng thời, tạo xung lực thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ.

Với lĩnh vực xuất khẩu gạo, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho hay, xuất khẩu gạo sang EU năm 2019 đạt 10,9 triệu USD, tăng 92,4% so với năm 2018. Về dung lượng thị trường, xu thế sử dụng gạo ở EU đang tăng mạnh do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây. Theo thống kê, mỗi năm EU tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn gạo. Do vậy, tới đây, cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào EU là rất lớn.

Tại Diễn đàn trực tuyến Hợp tác thương mại và công nghiệp với đối tác Liên minh Châu Âu (EVFTA) được tổ chức ngày hôm qua (31/7), ông Jean-Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Hiệp hội EuroCham cho biết, từ 1/8, Hiệp định EVFTA có hiệu lực, 99% các dòng thuế sẽ được cắt giảm trong một thập kỷ tới. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp châu Âu tiếp cận vào thị trường tiêu dùng mới của Việt Nam. Hàng hóa của Châu Âu từ ô tô đến rượu vang có thể cạnh tranh công bằng trên thị trường Việt Nam cùng với các đối tác khác.

Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các ưu đãi từ thị trường tiêu dùng lớn và thu nhập cao của châu Âu. Việc giảm thuế sẽ dẫn đến một dòng chảy gia tăng hàng hóa của Việt Nam như: cà phê, hải sản, máy móc, linh kiện, giày dép… đến 27 quốc gia thành viên EU.

Cũng theo ông Jean-Jacques Bouflet, nếu việc triển khai EVFTA diễn ra suôn sẻ, Việt Nam không chỉ có cơ hội tiếp cận tốt hơn hàng hóa dịch vụ châu Âu mà còn hưởng lợi từ tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu, chuyển giao kiến thức, ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế...

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”

TIN MỚI

Return to top