ClockThứ Tư, 13/11/2024 07:22

Trồng rau vượt lũ

TTH - Mô hình trồng rau vượt lũ ở xã Điền Lộc, Phong Điền cho năng suất tương đương với các diện tích vùng thấp, trong khi giá bán lại cao gấp 2 – 3 lần nên được bà con áp dụng rộng rãi.

Hướng đi mới từ trồng rau thủy canh ở Thủy LươngNhà phố có vườn rauTrồng rau sạch phát triển kinh tế

 Người dân dùng lưới che nắng, tránh mất nước cho hoa màu

Dẫn chúng tôi đến tham quan diện tích trồng hoa màu tại thôn Nhất Đông, xã Điền Lộc, anh Hồ Xuân Lộc, Trưởng thôn cho biết, Điền Lộc nói riêng và vùng Ngũ Điền nói chung, mùa mưa lũ năm nào cũng có vài đợt nước dâng cao ngập các cánh đồng. Vì thế, các diện tích trồng hoa màu ở ruộng thấp đều phải ngừng sản xuất vào khoảng thời gian này. Trong khi thu nhập chủ yếu tại thôn phụ thuộc vào nông nghiệp, nên thời gian qua, thôn Nhất Đông đã triển khai mô hình trồng rau vượt lũ tại vùng rú cát.

Khu vực trồng rau vượt lũ nằm ở giữa hai thôn Nhất Đông và Nhì Đông, với tổng diện tích gần 7ha. Thời điểm mà chúng tôi đến, các loại rau đang trong giai đoạn phát triển tốt. Một số diện tích vừa mới được thu hoạch, người dân tranh thủ trời tạnh mưa để tiếp tục gieo giống mới.

Ông Lê Hợi, một trong số các hộ dân có diện tích trồng rau vượt lũ nhiều ở thôn Nhất Đông, Điền Lộc cho biết, quy trình sản xuất rau vượt lũ trên vùng rú cát tương tự như sản xuất ở vùng ruộng thấp. Thậm chí, quá trình làm đất có phần dễ dàng hơn, vì ở đây là đất cát, tơi xốp hơn. Trong khi đó, giá hoa màu vào thời điểm mưa lũ cao gấp đôi, có khi gấp ba so với ngày thường. Chẳng hạn như đối với cải, xà lách, rau tần ô… ngày thường có giá khoảng 10 nghìn đồng/kg, thì nay có giá từ 20 – 30 nghìn đồng/kg tùy theo ngày. Nếu mưa lũ kéo dài, giá rau càng tăng cao. Tổng thu nhập từ sản xuất rau vượt lũ của gia đình ông mỗi năm ước đạt 70 triệu đồng, trừ các chi phí ông lãi được khoảng 30 triệu đồng.

Anh Hồ Xuân Lộc phấn khởi, với nông dân, vào mùa mưa lũ thường không thể sản xuất, nuôi trồng được. Nhận thấy vùng rú cát trong thôn bằng phẳng, phù hợp để trồng hoa màu nên xã và thôn định hướng trong giai đoạn mưa lũ chuyển sang trồng rau ở vùng rú cát. Sau thời gian chăm, trồng, rau phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập từ trồng rau vượt lũ đạt 180 – 200 triệu/ha. Trừ mọi chi phí sản xuất, lợi nhuận từ trồng rau của người dân đạt khoảng 100 triệu đồng/ha.

Theo người dân, dù là trong mùa mưa lũ, thường xuyên có mưa, nhưng do khu vực trồng hoa màu là đất cát nên không giữ nước được lâu. Nếu trời có nắng hoặc không mưa một vài ngày thì buộc phải tưới nước cho rau. Đây cũng chính là khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc trồng rau vượt lũ ở Điền Lộc. Để có nguồn nước tưới, buộc phải có điện để vận hành hệ thống máy bơm. Do lâu nay điện chưa được đấu nối đến khu vực trồng rau nên người dân không thể chủ động nguồn nước tưới cho rau. Trước khó khăn này, người trồng rau đã đề xuất với chính quyền địa phương sớm có phương án, hỗ trợ kéo hệ thống điện đến vùng sản xuất. 

Rau vượt lũ ở Điền Lộc chủ yếu phục vụ người dân địa phương và được một số thương lái thu mua đi tiêu thụ tại các địa phương lân cận. Rau vượt lũ có tiềm năng lớn, nhưng chưa “chen chân” vào được các thị trường tiềm năng như siêu thị, nhà hàng, khách sạn.

Ông Trần Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Lộc cho biết, sản xuất hoa màu vượt lũ ở Điền Lộc đã xây dựng được quy trình khá ổn định. Vì thế, thời gian tới, xã sẽ chủ động kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ cho người dân. Trong định hướng của địa phương, cũng sẽ chuyển dần sản xuất bình thường sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để nguồn rau này có thể vào các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn. Đối với khó khăn về nguồn điện phục vụ nước tưới, xã đã làm việc với ngành điện và thống nhất sẽ đấu nối điện ra vùng sản xuất cho người dân trong thời gian sớm nhất.

Bài, ảnh: QUANG HUY
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trồng nấm hữu cơ trong nhà màng khép kín

Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch, đặc biệt là các loại nấm ăn, chị Đặng Thị Hồng, trú thôn Pi ây 1, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới đã khởi nghiệp thành công với mô hình trồng nấm hữu cơ trong nhà màng kép kín.

Trồng nấm hữu cơ trong nhà màng khép kín
Lợi ích từ trồng và giữ rừng

Thời điểm này thời tiết ở Huế cũng như khu vực miền Trung nắng nóng, khô hạn hơn mọi năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Nền nhiệt độ cao dị thường có nguy cơ gây ra hệ lụy, như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; cây trồng giảm năng suất, chất lượng; xâm nhập mặn, tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn.

Lợi ích từ trồng và giữ rừng
Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó

Trên lý thuyết thì trồng lúa hữu cơ (LHC) nghe có vẻ dễ, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì muôn vàn khó khăn.

Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó
Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc

Để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị của sản phẩm bưởi thanh trà, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh bưởi thanh trà theo hướng bền vững, an toàn, thông minh” với quy mô 5ha trên địa bàn xã Hương Thọ (TP. Huế).

Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc
Liên kết trồng nấm phát triển kinh tế

Đối với hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, chị Văn Thị Dịu, Chi hội trưởng Chi hội thôn Trung Kiều, không những là một tấm gương về cán bộ hội năng động, nhiệt tâm mà chị còn là một điển hình kinh tế giỏi. Từ mong muốn vươn lên làm giàu từ chính nghề nông, chị đã tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng nấm sạch. Đến nay, mô hình trồng nấm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Liên kết trồng nấm phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top