ClockThứ Sáu, 21/07/2023 13:02

Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Bộ Chính trị nhấn mạnh tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo chất lượngTăng mô hình phát triển kinh tế để giảm nghèoVisa 90 ngày - kỳ vọng sẽ là đòn bẩy tăng khách quốc tếViệt Nam nỗ lực chuyển đổi xanh cho phát triển bền vữngĐoàn Kinh tế Quốc phòng 92 giúp dân bản xây dựng nông thôn mới

leftcenterrightdel
Chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu. 

Ngày 21/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023.

Sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận và thống nhất, cơ bản tán thành những nhận định, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm theo báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn được bảo đảm, nợ công, nợ chính phủ, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng đã được quyết liệt triển khai. Tính chung, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt 3,72%.

Công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh. Các công trình, dự án chiến lược, quan trọng quốc gia được đẩy nhanh tiến độ. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được chú trọng. Thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh. Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, huy động hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.

Tuy nhiên, do kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, rủi ro, thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp, cùng với một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong nước, tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sụt giảm.

Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp. Một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, né tránh giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu thống nhất; phân cấp, phân quyền còn vướng mắc. Tình trạng thiếu điện, thuốc, vật tư, thiết bị y tế vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình hình lao động, việc làm ở một số địa phương, lĩnh vực, đời sống của một bộ phận người dân còn gặp khó khăn. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tội phạm ở một số địa bàn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, nhất là an ninh mạng, ma túy, tín dụng đen…

Bộ Chính trị cơ bản đồng ý về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm, đồng thời nhấn mạnh thêm một số nội dung như tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; khẩn trương, quyết liệt tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát; tiếp tục rà soát, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Bộ Chính trị nhấn mạnh tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo dõi sát, dự báo chính xác tình hình thế giới, trong nước, kịp thời phản ứng chính sách trước các tình huống phát sinh. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất. Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tạo động lực tăng trưởng; rà soát, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và củng cố, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

Bộ Chính trị yêu cầu triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Thúc đẩy mạnh mẽ công tác giải ngân vốn đầu tư công; có giải pháp hiệu quả bảo đảm các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, tín dụng ngân hàng, chứng khoán, khoa học công nghệ hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững; bảo đảm nguồn cung xăng dầu, nguồn điện cho sản xuất, tiêu dùng. Đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong nước cùng với đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu; tập trung xử lý nhanh, hiệu quả các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, thuốc, vật tư y tế, quy định về kinh doanh xăng dầu, phòng cháy chữa cháy; triển khai Quy hoạch Điện VIII.

Phát triển các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số; đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng số quốc gia; hoàn thiện chiến lược, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp, năng lượng mới, chuyển đổi xanh; hoàn thiện khung khổ pháp luật phát triển thị trường tín chỉ carbon.

Bộ Chính trị lưu ý làm tốt công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; bảo đảm ổn định đời sống người dân, nhất là người lao động bị mất việc làm. Phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung cầu; hỗ trợ người sử dụng lao động duy trì việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề trong khu vực sản xuất...

leftcenterrightdel
Vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 100% 

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch; đẩy mạnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, chuẩn bị tích cực, chủ động cho năm học mới; giải quyết dứt điểm tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, không để bị động, bất ngờ. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.

Bộ Chính trị nhấn mạnh đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, theo dõi.

Công tác thông tin, truyền thông cần được tăng cường, nhất là truyền thông chính sách, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin, giữ vững tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư; chú trọng đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc, sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước./.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng:
Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) tại tổ dân phố 11, phường Kim Long, TP. Huế.

Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

TIN MỚI

Return to top