ClockThứ Năm, 23/06/2016 07:01

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu cải thiện vị trí xếp hạng PCI ở nhóm tốt

TTH - Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và Nghị quyết số35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ; cải thiện vị trí xếp hạng PCI tỉnh ở nhóm tốt.

Đó là mục tiêu tổng quát của Kế hoạch Nâng hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được UBND tỉnh ban hành.

Cụ thể, nâng cao và duy trì chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh vào nhóm tốt. Cải thiện các chỉ số đang ở vị thứ khá lên thứ hạng rất tốt (Chỉ số tính minh bạch, đào tạo lao động và chi phí gia nhập thị trường), tập trung quyết liệt cải thiện các chỉ số xếp hạng ở vị thứ thấp và trung bình lên thứ hạng tốt (Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, thiết chế pháp lý, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh...).

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp chung để cải thiện các chỉ số cạnh tranh, đó là triển khai có hiệu quả chương trình hoạt động “Năm Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tăng cường nhận thức về quan điểm, mục tiêu, thay đổi một cách căn bản cung cách phục vụ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp;  tập huấn, nâng cao kỹ năng, phong cách phục vụ dịch vụ của cán bộ ở các bộ phận hành chính công. Tiếp tục rà soát và nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung cải cách hành chính lĩnh vực quản lý đất đai. Tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô để thu hút đầu tư. Nâng cao chất lượng cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang web của các sở, ban, ngành, địa phương, các trang thông tin kinh tế xã hội; từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận đầy đủ thông tin về quy hoạch, kế hoạch, hệ thống văn bản pháp quy, số liệu... của tỉnh. Đưa vào vận hành chính thức Trung tâm hành chính công trực tuyến nhằm đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện các quy định nhà nước. Tăng cường chất lượng và thời gian thụ lý, xét xử các vụ án kinh tế của Tòa án các cấp để doanh nghiệp tin tưởng vào phán quyết của Tòa án, tạo lòng tin cho doanh nghiệp đối với khả năng bảo vệ của các cơ quan pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng kinh tế. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tăng cường công tác đối thoại, tiếp dân, tạo niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp đối với hoạt động điều hành của chính quyền cũng như định hướng phát triển của tỉnh.

Lương Xuân Trà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Thành lập Công an TP. Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Tối 29/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an thành phố Huế. Tham dự về phía Bộ Công an có Thượng tướng Lê Quốc Hùng, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Về phía Thừa Thiên Huế có các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thành lập Công an TP Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top