ClockThứ Ba, 19/12/2023 17:23

Thừa Thiên Huế cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

TTH.VN - Chính quyền sẽ tăng cường các hoạt động, giải pháp đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp FDI phát triển là khẳng định của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị "Gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023” do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Câu lạc bộ FDI Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức chiều 19/12.

"Sức khỏe" cho doanh nghiệpNắm bắt cơ hội khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương chia sẻ cùng doanh nghiệp FDI 

Đóng góp trên 10% GRDP toàn tỉnh

Trong bối cảnh kinh tế phục hồi sau đại dịch, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn; song, tốc độ tăng trưởng GRDP của Thừa Thiên Huế trong năm 2023 vẫn đạt 7,03%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước (ước đạt 4,7-5,8%). Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,12%; khu vực dịch vụ tăng 8,64%; khu vực nông nghiệp tăng 5,88%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 62,6 triệu đồng (2.665 USD/người), tăng 9,5% so cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 11.000 tỷ đồng, vượt 10,8% dự toán, giảm 13,9% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.200 triệu USD, tăng 6,85% so với cùng kỳ, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 650 triệu USD, giảm 15%.

Để đạt được các kết quả nêu trên, khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp một phần không nhỏ. Cụ thể năm 2023, doanh thu khu vực này ước đạt hơn 1.400 triệu USD, đóng góp trên 10% GRDP toàn tỉnh, nộp ngân sách ước đạt 4.050 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ; chiếm tỷ trọng 36,8% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Riêng Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam đóng góp 3.500 tỷ đồng, chiếm 86,4% tổng thu ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài. Khu vực đầu tư nước ngoài còn tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác, khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

 Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư trao đổi  thông tin với doanh nghiệp

Với những đóng này, Thừa Thiên Huế luôn xác định thu hút FDI là mũi nhọn trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Nhờ đó, trong năm, tình hình thu hút các dự án FDI đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Toàn tỉnh cấp mới 11 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 141,7 triệu USD (tương đương 3.389 tỷ đồng). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 126 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.524 triệu USD.

Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm đến của một số tập đoàn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Carlsberg (Đan Mạch), Banyan Tree (Singapore), HBI (Hoa Kỳ), Scavi (Pháp), Luks ciment (Hồng Kông), CP (Thái Lan), Caribbean Cruise (Hoa Kỳ), Baosteel (Trung Quốc), SBH (Tây Ban Nha), AeonMall (Nhật Bản), Kanglongda (Trung Quốc)… với những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, qua đó góp phần ngày càng nâng cao vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong nước và trên thế giới.

Cần thêm nhiều điều kiện để thu hút FDI

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Mỹ - Tổng Giám đốc Trung tâm Quản lý Miền Trung Tập đoàn Scavi - Chủ nhiệm Câu lạc bộ FDI Huế Thừa Thiên Huế bày tỏ vui mừng khi Thừa Thiên Huế tiếp tục đón nhận thêm 3.500 tỷ vốn đầu tư nước ngoài đăng kí mới, cho thấy môi trường đầu tư tiếp tục cải thiện để đón nhận xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu về các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây chính là cơ hội cũng là như thách thức cho Huế, để đón nhận dòng vốn lớn có chọn lọc, nhằm thúc đẩy nền kinh tế Thừa Thiên Huế.

Để Thừa Thiên Huế thực sự là điểm đến của các doanh nghiệp FDI, theo ông Trần Văn Mỹ, Thừa Thiên Huế cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, Thừa Thiên Huế cần chuẩn bị lực lượng lao động đảm bảo cả số lượng và chất lượng nhằm tạo lợi thế trong thu hút đầu tư. Tỉnh cũng cần có chính sách thu hút nhân tài thông qua chính sách phát triển nhà ở cho người lao động, xây dựng hệ thống giáo dục, vui chơi giải trí, hạ tầng dân sinh phát triển để biến Thừa Thiên Huế thành nơi lý tưởng cho nhân tài sinh sống và làm việc. Tập trung phát triển dịch vụ logistic vừa thuận tiện vừa có chi phí hợp lý, rút ngắn thời gian vận chuyển, chi phí hợp lý, đủ cạnh tranh với các cảng trong nước và ngoài nước. Đồng thời, đầu tư và định hướng phát triển các các khu công nghiệp chuyên ngành, giúp tạo ra chuỗi giá trị sản xuất hoàn chỉnh giúp giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các doanh nghiệp trao đổi chia sẻ cùng doanh nghiệp

Tại hội nghị này các doanh nghiệp FDI cũng đã có những trao đổi thảo luận xung quanh câu chuyện kết nối giữa doanh nghiệp và địa phương để thúc đẩy hệ sinh thái FDI tại Thừa Thiên Huế; những cơ hội của Huế trong phát triển kinh tế xanh.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương khẳng định thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung thu hút đầu tư trên cơ sở chọn lọc, ưu tiên các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư ngoài nước vào sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu. Tích cực hỗ trợ triển khai, khởi công các dự án đã cấp quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất, trong đó chú trọng các dự án lớn, tạo giá trị gia tăng, nguồn thu ngân sách… có tác động lớn đến tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật - công nghệ, luật, tài chính... Nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới để đồng hành tốt nhất với các doanh nghiệp FDI.

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động
Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

TIN MỚI

Return to top