ClockThứ Hai, 11/06/2018 14:24

Lượng và chất

TTH - Mới đây, rất nhiều nhà băng đề xuất tăng phí ATM khi rút tiền nội mạng. Agribank tăng từ 1.000 đồng lên 1.650 đồng/giao dịch, Vietcombank tăng từ 1.150 đồng lên 1.650 đồng/giao dịch. VietinBank đưa mức phí từ 1.650 đồng và 2.200 đồng cho một giao dịch. Một trong những nguyên nhân để ngân hàng tăng phí với thẻ ATM lên là do thẻ “rác” hay nói chính xác hơn là thẻ “ảo” mà người phải gánh chịu chính là khách hàng.

Chủ tịch Hiệp hội thẻ: Ngân hàng tăng phí vẫn không đủ bù chi cho ATMNHNN yêu cầu các ngân hàng tăng cường chống tội phạm liên quan ATMKhông lo ATM “ốm” dịp tết

Theo thống kê từ Hội thẻ ngân hàng, hiện Việt Nam có hơn 130 triệu thẻ ngân hàng; trong đó khoảng 50% số lượng thẻ đang hoạt động, 50% còn lại là thẻ “rác”. Nếu lấy số thẻ ngân hàng trên thị trường chia bình quân cho dân số nước ta thì mỗi người, từ trẻ sơ sinh đến các cụ già, đang có ít nhất 1 chiếc thẻ ngân hàng. Nếu lấy số thẻ “rác”, thẻ “ảo” ấy nhân với số dư “lưu cữu” bắt buộc từ 50-10.000 đồng/thẻ thì số tiền của khách hàng còn tồn đọng trong tài khoản chắc hẳn không ít.

Tại Thừa Thiên Huế, có gần 240 máy ATM, với gần 1.130.000 thẻ ATM; trong đó khoảng  946.000 thẻ đang lưu hành. Các ngân hàng lần lượt có số máy ATM và khách hàng sử dụng thẻ ATM lớn gồm: Agribank (30 máy với hơn 200.000 thẻ), VietinBank (khoảng 25 máy, với hơn 170.000 thẻ ATM), Vietcombank tương đương con số này và kế đến là BIDV, DongA, Sacombank… và hơn 1.400 máy POS, với hơn 1.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ.

Cho dù “bí mật”, không công bố chính thức song thực hiện cuộc khảo sát “bỏ túi” trong số người thân, bạn bè của tôi, bình quân mỗi người có từ 2-3 thẻ ATM; trong đó đa phần sử dụng 1 thẻ, cao hơn chỉ đến 2. Vì sao các ngân hàng phát hành ồ ạt thẻ mỗi năm, trong khi thẻ “rác” chiếm gần một nửa trên thị trường? Họ có thống kê xem trong số thẻ phát hành ra mỗi năm có bao nhiêu là thẻ thật? Liệu cứ phát hành liên tục như thế, thì đến lúc nào đó THẺ “rác” cũng giống như SIM “rác” cần phải được quản lý hay không....?

Sở dĩ thẻ “rác” nhiều là vì các nhà băng phát hành mới mỗi năm để đạt chỉ tiêu  và lấy “thành tích” nhưng lại không tính trên số lượng thẻ hoạt động thật sự. Trong câu chuyện này, phần trách nhiệm chính thuộc về ngân hàng?

Điều đáng nói ở đây không phải việc các ngân hàng tăng phí ATM khi rút tiền nội mạng mà vấn đề là chất lượng dịch vụ ATM của nhà băng. Chất lượng dịch vụ bao gồm cả vận hành, bảo mật, an toàn… Đằng này, mỗi dịp lễ, tết; kể cả ngày thường, người sử dụng dịch vụ thẻ quá lo lắng về sự trục trặc của các máy rút tiền tự động ATM, thậm chí trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp mất tiền của khách hàng mà ngân hàng không hề hay biết?

Đành rằng, các sản phẩm ngân hàng luôn phát triển về quy mô, tính hấp dẫn, tiện ích và sự đa dạng, phức tạp. Từ góc độ quản lý, đương nhiên thẻ “ảo” sẽ dẫn đến tình trạng nhà quản lý phải “chạy theo” để quản lý, bịt các lỗ hổng mà chúng có thể tạo ra hoặc bị khai thác. Nhưng sự “lãng phí” từ nhà băng mà khách hàng gánh chịu không hề nhỏ. Hiện tại, mức phí phát hành thẻ tại hầu hết ngân hàng được công khai. Vietcombank miễn phí phát hành lần đầu, VietinBank thu từ 50-110.000 đồng. Agribank thu phí phát hành 50-250.000 đồng…

Khi các ngân hàng khi phát hành thẻ cần lấy uy tín, hiệu quả là quan trọng. Cái chính khi đầu tư là tính toán chặt chẽ số lượng thẻ phát ra, quản chất lượng dịch vụ, đảm bảo thẻ hoạt động tốt chứ không phải lấy số lượng làm chỉ tiêu, thành tích; không chỉ riêng nhà băng nào mà cả hệ thống ngân hàng vậy.

Bạch Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để giao dịch ngân hàng thông suốt dịp Tết

Gần tết Nguyên đán là thời điểm hoạt động giao dịch lẫn thanh toán của người dân tăng cao. Vì thế, các ngân hàng đều xây dựng phương án để vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch, vừa để các hoạt động thanh toán được thông suốt.

Để giao dịch ngân hàng thông suốt dịp Tết
Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Chiều 17/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế tổ chức phiên họp để tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự phiên họp có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH Nguyễn Thanh Bình.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Phấn đấu tăng trưởng tín dụng 14%

Chiều 14/1, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Huế (NHNN thành phố) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng trên địa bàn năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn - UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND thành phố; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Phấn đấu tăng trưởng tín dụng 14
Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
“Trường - Viện” và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Kỳ 1: Gắn kết hữu cơ giữa các thực thể

Mô hình “Trường - Viện” đã minh chứng mang lại hiệu quả thiết thực trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao như hiện nay. Mô hình này của Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) đã được Ban Tuyên giáo Trung ương chọn là điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.

“Trường - Viện” và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Kỳ 1 Gắn kết hữu cơ giữa các thực thể

TIN MỚI

Return to top