ClockThứ Sáu, 06/07/2012 06:09

Giá xăng dầu: Thị trường nửa vời

TTH.VN - Không có động lực giảm giá nên khi nắm quyền định giá bán lẻ, khả năng các doanh nghiệp xăng dầu sẽ vẫn áp dụng kiểu “tăng nhanh, giảm chậm”
Sau hơn 2 năm giữ quyền định giá bán lẻ xăng dầu, Bộ Tài chính đã quyết định trả quyền định giá cho doanh nghiệp (DN) theo đúng cơ chế điều hành theo Nghị định 84. Ngay khi có quyết định này, các DN đã đăng ký giảm giá bán lẻ, trên cơ sở đó, liên bộ Tài chính - Công Thương chấp thuận giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 200 - 600 đồng/lít (kg), tùy loại vào ngày 2-7.
Giá chưa thực sự cạnh tranh
Tại cuộc họp báo quý II của Bộ Tài chính diễn ra ngày 5/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận giải pháp này vẫn mang tính chất tình thế, chưa thể giải quyết tận gốc những khúc mắc trong cơ chế điều hành giá xăng. “Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn chiếm lĩnh 63% thị phần nên thị trường xăng dầu trong nước chưa thực sự cạnh tranh.
Do đó chưa thể thị trường hóa giá xăng dầu ngay được mà phải thực hiện từng bước, có cơ chế giao quyền định giá cho DN nhưng vẫn có sự giám sát, quản lý của Nhà nước”- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận. 
Bình luận về diễn biến này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc để DN tự định giá bán lẻ như tinh thần Công văn số 8412/BTC-QLG không phải là điểm mới hay một sự thay đổi trong cơ chế điều hành giá xăng dầu. Đó chẳng qua là Bộ Tài chính nhấn mạnh yêu cầu thực hiện điều hành giá theo điều 27 Nghị định 84/CP.
Các DN tỏ ra lạc quan khi được tự quyết định giá bán lẻ. Đại diện Saigon Petro trần tình: Đầu năm 2010, DN kinh doanh xăng dầu được tự quyết định giá bán lẻ trong phạm vi đầu vào biến động đến 7% nhưng diễn biến giá xăng dầu thế giới vào thời điểm đó tăng mạnh khiến cả 3 lần điều chỉnh giá bán lẻ trong nước đầu tiên đều là tăng giá, gây bức xúc trong dư luận.
Hơn nữa, các DN đều nhìn nhau và đặc biệt là nhìn Petrolimex để ấn định giá bằng nhau cho dễ bán càng khiến cho dư luận nghi ngờ về tính cạnh tranh, minh bạch của giá xăng dầu. Đến nay, thị trường đã có thêm một số DN tham gia với nhiều đầu mối nhập khẩu khác nhau, có thể tư duy của DN sẽ thay đổi khi lại được trao quyền định giá bán.
Nguy cơ “tăng nhanh, giảm chậm”
Từ khi thực hiện Nghị định 84, đã có thêm 3 DN ngoài Nhà nước tham gia làm đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Thị phần chiếm lĩnh của các DN cũng đã có thay đổi. Cụ thể, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) tăng thị phần từ 13% năm 2008 lên 16,4% vào năm 2011; Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lê tăng thị phần từ 1,8% lên 5,7%.
Trong khi đó, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội giảm thị phần từ 5,8% xuống chỉ còn 2,2%; Tổng Công ty Hàng hải giảm từ 1,2% xuống còn 0,3%... Nhưng thị phần chi phối vẫn thuộc về Petrolimex.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng để DN định giá có sự tham gia của Nhà nước như cơ chế hiện hành là cơ chế “lưỡng tính”, “nửa vời” vì DN được định giá nhưng vẫn phải báo cáo, xin phép cơ quan quản lý, như vậy không phù hợp với cơ chế thị trường. Về nguyên tắc, bất cứ sản phẩm hàng hóa nào cũng chỉ có một chủ thể định giá, đó là “Nhà nước định giá” đối với sản phẩm độc quyền và “thị trường định giá” đối với sản phẩm có tính cạnh tranh.
Theo ông Ngô Trí Long, DN sẽ không có động lực giảm giá khi nắm quyền định giá bán lẻ xăng dầu và diễn biến giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ vẫn theo quy luật tăng nhanh, giảm chậm.
Còn nhiều khoản “treo”
Một nguyên nhân khác cản trở việc giảm giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới là chưa xử lý được khoản nợ lũy kế hơn 5.000 tỉ đồng. Theo số liệu của Bộ Công Thương, các DN xăng dầu đang “treo” 2 khoản lớn là lũy kế số dư Quỹ Bình ổn giá của DN đang bị âm hàng ngàn tỉ đồng (tính đến tháng 4-2012 còn âm 2.300 tỉ đồng) và lỗ lũy kế hơn 5.000 tỉ đồng chưa có hướng xử lý. Khi các khoản “treo” này chưa được giải quyết, DN sẽ tranh thủ mọi cơ hội giá đầu vào giảm để tăng lợi nhuận, lành mạnh hóa tài chính.

Tô Hà (theo NLĐ)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoa kiểng Tết bắt đầu xuống phố

Đường phố trung tâm hai quận Phú Xuân và Thuận Hóa những ngày này hoa Tết từ nhiều nơi bắt đầu tụ hội, không khí mua sắm cũng dần trở nên nhộn nhịp hơn.

Hoa kiểng Tết bắt đầu xuống phố
Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Chiều 17/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế tổ chức phiên họp để tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự phiên họp có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH Nguyễn Thanh Bình.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
BIDV triển khai dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử

Ngày 9/1, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Huế triển khai dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử. Đây là một trong những bước chuyển đổi số mạnh mẽ của BIDV nhằm tăng cường hiệu quả chiến lược chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính công, hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế số phù hợp với định hướng của Chính phủ.

BIDV triển khai dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử

TIN MỚI

Return to top