ClockThứ Hai, 08/04/2024 06:09

Tài khoản ngân hàng nếu không có nhu cầu sử dụng: Nên hủy

TTH - Thủ tục đăng ký mở tài khoản, thẻ ATM khá đơn giản, người dân được miễn phí phát hành thẻ… đó là điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với hệ thống thanh toán hiện đại của ngân hàng. Tuy nhiên, việc một người dân sử dụng cùng một lúc nhiều tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khuyến khích sử dụng dịch vụ ngân hàng sốNgân hàng lớn tăng mạnh lãi suất huy động, cao nhất lên gần 8%/năm

 Người dân chủ động liên hệ với ngân hàng khi có các vấn đề phát sinh

Không sử dụng vẫn chịu phí

Sau những vấn đề nảy sinh liên quan đến câu chuyện sử dụng thẻ tín dụng, nhiều người dân đã tìm đến các ngân hàng nhờ tư vấn cũng như tìm hiểu để đóng các tài khoản không còn sử dụng.

Chị H., thành phố Huế sau khi rà soát mình có tài khoản của một chi nhánh ngân hàng trên địa bàn gần 10 năm không sử dụng đã đến ngân hàng này yêu cầu đóng tài khoản. Tuy nhiên, khi đến giao dịch mới phát hiện, tài khoản người dùng đang nợ số tiền hơn 500 ngàn đồng phí quản lý tài khoản và được yêu cầu thanh toán mới đóng tài khoản.

Chị khá bức xúc vì lúc đầu ngân hàng phát hành thẻ đều nói phát hành miễn phí, nhưng khi tìm hiểu mới biết thực tế ngân hàng có quy định miễn phí phát hành và quản lý tài khoản năm đầu tiên và sẽ thu phí quản lý tài khoản trong những năm tiếp theo.

Câu chuyện phát hành thẻ nhưng không sử dụng không phải là ít. Nhiều người do điều kiện khách quan như chuyển công tác và được yêu cầu phát hành thẻ khác để nhận lương, sau này chuyển công tác nên không còn sử dụng hoặc vì lý do chủ quan khác mà đăng ký nhiều tài khoản. Việc mở tài khoản ngân hàng cũng rất đơn giản, thậm chí có thể mở online mà không cần đến phòng giao dịch. Do đó, một người có thể sở hữu nhiều tài khoản của nhiều ngân hàng khác nhau, tuy nhiên thường xuyên sử dụng thì chỉ một hoặc hai tài khoản. Những tài khoản không sử dụng, người dùng cũng không hủy dịch vụ trong khi một số ngân hàng vẫn thu phí quản lý tài khoản điều này dẫn đến nợ phí quản lý tài khoản từ năm này qua năm khác.

Theo tìm hiểu thực tế tại một số ngân hàng trên địa bàn, nguyên nhân của những “món nợ” chủ yếu xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của khách hàng “ngân hàng trừ hết tiền trong tài khoản sẽ chủ động khóa tài khoản” (chị H. cho biết). Tuy nhiên, ngoài một số ngân hàng không áp dụng chính sách ghi nợ phí quản lý tài khoản, sau khi trừ hết tiền trong tài khoản, một thời gian không phát sinh giao dịch tài khoản sẽ tạm khóa tài khoản. Thì vẫn có một số ngân hàng vẫn duy trì thu phí duy trì tài khoản.

Do đó, dù không sử dụng tài khoản, tài khoản về 0 song khi đến thực hiện thủ tục hủy tài khoản, một số ngân hàng vẫn thông báo khách hàng chưa đóng phí quản lý tài khoản và yêu cầu đóng tiền này để được đóng tài khoản. Số tiền này với thẻ ATM thường giao động từ 40-70 ngàn đồng/năm tùy ngân hàng. Với các loại thẻ tín dụng thì phí thường niên sẽ cao hơn, trung bình từ 100 đến 500 ngàn đồng/năm theo quy định của ngân hàng.

Liên hệ với một ngân hàng để tìm hiểu sự việc thì đại diện ngân hàng này cũng lý giải, thực tế khi khách hàng không sử dụng thẻ nhưng không hủy tài khoản thì ngân hàng vẫn phải duy trì tài khoản cho khách hàng. Vì thế nếu không có nhu cầu sử dụng hay có nhiều tài khoản ngân hàng, người dân cần chủ động yêu cầu ngân hàng đóng bớt các tài khoản, chỉ nên giữ lại tài khoản thường xuyên giao dịch để giảm thiểu các loại phí phát sinh.

Các ngân hàng phải rà soát các tài khoản bất thường

Không thể phủ nhận, việc người dân chưa nắm hết các quy định liên quan của ngân hàng trong phát hành, sử dụng thẻ. Thậm chí, nhiều người mở tài khoản ngân hàng chỉ để nhận các ưu đãi liên quan; hay ủng hộ cho bạn bè đối tác, cũng như thái độ chủ quan của người dùng (không sử dụng nhưng không hủy dịch vụ) đã để lại những hệ lụy cho khách hàng nói chung và cả ngân hàng. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc phát sinh các loại phí khi tài khoản không phát sinh giao dịch trong một thời gian dài cũng có một phần trách nhiệm từ phía các ngân hàng. Nếu ngân hàng rà soát tài khoản định kỳ, khi phát hiện các vấn đề bất thường thì gửi thông báo đến khách hàng về tình trạng tài khoản, các loại phí, cũng như có các khuyến cáo liên quan thì tình trạng trên sẽ được cải thiện.

Liên quan đến các vấn đề này, mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) chỉ đạo rà soát các quy trình nội bộ về phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành; đồng thời chỉ đạo, quán triệt cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống thực hiện đúng trình tự, thủ tục phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng theo đúng quy định pháp luật khi thực hiện phát hành thẻ cho khách hàng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các TCTD phải rà soát đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ phát hành tuân thủ đúng quy định; công khai minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin và có biện pháp đảm bảo khách hàng đã nắm được các thông tin về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi và những thay đổi (nếu có) trong quá trình khách hàng sử dụng thẻ.

Trường hợp phát hiện các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ của khách hàng (như không phát sinh giao dịch, phát sinh nợ quá hạn kéo dài…) thông qua quá trình kiểm soát, giám sát, các TCTD cần chủ động thông tin đến khách hàng và phối hợp các bên liên quan có biện pháp xử lý kịp thời, nhằm tránh ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như các bên liên quan. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thực hiện truyền thông đến khách hàng những vấn đề liên quan đến quyền và trách nhiệm của người dùng và các biện pháp bảo vệ tài khoản cá nhân…

Bên cạnh việc rà soát những vấn đề bất thường, phát sinh, các TCTD cũng cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng tài khoản một cách thông minh, hiệu quả nhất, hạn chế các tình huống không mong muốn xảy ra.

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top