ClockThứ Tư, 30/06/2021 16:53

Tạo điều kiện cho người dân trong chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt

TTH.VN - Đó là nội dung chỉ đạo của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình với các ngành và địa phương trong cuộc họp trực tuyến về đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh sáng 30/6,

100% cán bộ ngành du lịch sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặtMiễn giảm phí ngân hàng, kích cầu thanh toán không dùng tiền mặtNhiều tiện ích từ thanh toán không tiền mặtThanh toán dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải không dùng tiền mặt qua VNPT Pay

Người dân huyện được cán bộ phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Lộc và nhân viên ViettelPay hướng dẫn nhận tiền qua tài khoản

Việc thí điểm chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh được tổ chức thí điểm tại thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc; Viettel Pay, Vietin Bank chi nhánh Thừa Thiên Huế, Bưu điện tỉnh là 3 đơn vị cung ứng dịch vụ.

Tại Hương Thủy, từ tháng 3 - 5/2021 đã mở được 2.254 hồ sơ cho đối tượng chi trả và người được ủy quyền. Đến tháng 6/2021, thực hiện chi trả không dùng tiển mặt cho 2.254 đối tượng qua tài khoản với số tiền 872,10 triệu đồng chiếm 40% tổng số đối tượng trên địa bàn. Đối với huyện Phú Lộc, đến 4/2021, hoàn thành việc thu thập thông tin và mở tài khoản cho 7.951/7.951 đối tượng và đảm bảo 100% đối tượng được chi trả theo phương thức không dùng tiền mặt từ tháng 4/2021.

Tuy nhiên lãnh đạo cả 2 địa phương này đều cho rằng, người hưởng chính sách trợ giúp xã hội chủ yếu là trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên nên số đối tượng đủ điều kiện nhận trực tiếp rất thấp, chủ yếu thông qua người ủy quyền.

Đại diện Viettel chi nhánh Thừa Thiên Huế cho hay, hiện Viettel Pay có 4 phương án chi trả gồm rút tiền tại các cây ATM, tại các quầy giao dịch của Viettel, tại các đại lý ủy quyền của Viettel, các điểm đại lý nhỏ tại xã, phường. Tuy nhiên các điểm đại lý nhỏ tại xã, phường chưa đảm bảo việc rút tiền theo quy định như không gian nhỏ hẹp, vị trí tiếp dân không thuận lợi...

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị các đơn vị khắc tồn tại đã nêu, tăng cường công tác tuyên truyền để có sự tham gia đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của người dân. Các đơn vị cung ứng thường xuyên bảo trì và nâng cấp hệ thống kết nối giữa bưu điện và ngân hàng. Viettel Thừa Thiên Huế nghiên cứu bố trí các điểm rút tiền mặt thuận lợi cho việc đi lại của người dân. 

“Sở LĐTB&XH cần sớm ban hành quy định chi trả, trong đó quy định rõ quy trình, trách nhiệm chính quyền địa phương, các đơn vị cung ứng... để có cơ sở pháp lý triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó phải có kế hoạch cụ thể, đưa ra được mục tiêu, lộ trình phấn đấu, thời gian kết thúc giai đoạn thực hiện, lấy đây là mô hình mẫu để triển khai các mô hình chi trả khác”, Ông Nguyễn Thanh Bình đề nghị.

Tin, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
“Xuân yêu thương” đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 5/1, Phòng Dân tộc huyện Phú Lộc phối hợp với Hội Cựu giáo viên và học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cùng các nhà tài trợ tổ chức chương trình trao quà "Xuân yêu thương 2025". Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm mang đến niềm vui, sự sẻ chia cho đồng bào dân tộc thiểu số trong dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.

“Xuân yêu thương” đến với đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top