ClockThứ Ba, 28/02/2023 20:49

Chuyển đổi số doanh nghiệp bắt đầu từ thanh toán số

TTH.VN - Việc các ngân hàng mạnh tay trong chuyển đổi số không chỉ mang lại “quả ngọt” cho chính các nhà băng, mà còn tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi số doanh nghiệp bắt đầu từ thanh toán sốKhai trương Autobank CDM đầu tiên tại TX. Hương Thủy

leftcenterrightdel
Ngân hàng số cho doanh nghiệp có nhiều tiện ích 

Doanh nghiệp hưởng lợi

Nắm bắt tâm lý khách hàng được cho là một trong những nguyên nhân tạo nên bước tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà ngày càng nhiều chuyên gia, các diễn giả chia sẻ “hãy bán cái khách hàng cần chứ đừng dừng lại ở việc bán cái mình có”. Và cái khách hàng cần ở đây không chỉ dừng ở sản phẩm, mà cả các dịch vụ đi kèm. Việc thích ứng với tâm lý thanh toán mới của khách hàng cũng là một trong số đó.

Bà Nguyễn Mai Bảo Nhi, kế toán Công ty TNHH Supership Huế cho biết, nếu trước đây các đơn hàng công ty vận chuyển chủ yếu nhận tiền mặt thì thời gian gần đây đa số khách hàng lựa chọn kênh thanh toán chuyển khoản. Điều này không chỉ buộc doanh nghiệp phải thúc đẩy mạnh hơn kênh thanh toán trực tuyến, mà còn phải chú tâm đầu tư hơn cho kênh này.

Việc tham gia hệ sinh thái số thông qua sử dụng các ứng dụng chuyên biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là cách doanh nghiệp lựa chọn để kịp thích ứng. Với ứng dụng này, doanh nghiệp được trải nghiệm các tiện ích như việc thanh toán các khoản lương hay chi phí phát sinh một cách nhanh gọn bất kể ngày nghỉ, lễ hay ngoài giờ hành chính.

Chị Nhi chia sẻ, nếu trước kia để thực hiện một lệnh chuyển tiền, kế toán phải rời khỏi văn phòng, đi đến ngân hàng vào phòng giao dịch, đợi đến lượt. Phòng giao dịch vắng thì có thể thực hiện ngay, còn không phải đợi khá lâu. Thực hiện xong lại đi về, cũng mất thêm từng đó thời gian nữa. Nếu tính về mặt năng suất hay chi phí, một nhân sự chỉ thực hiện được vài giao dịch là hết ngày. Nhưng khi ứng dụng dịch vụ ngân hàng số dành cho doanh nghiệp, giao dịch ấy diễn ra chỉ trong vài phút.

Không chỉ có vậy, việc ứng dụng ngân hàng số cũng giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả dòng tiền một cách hiệu quả hơn. Lấy dịch vụ ngân hàng số của VietinBank, VietinBank eFAST làm ví dụ. Ngoài các tác vụ liên quan đến tài chính, doanh nghiệp có thể quản lý các biến động trong tài khoản dễ dàng, chuyển tiền mọi lúc mọi nơi hay hoàn tất các giao dịch khác qua internet chỉ trong vài phút. Ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp hiện nay còn cung cấp dịch vụ báo cáo giao dịch thông minh, từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động xem và đánh giá từng trạng thái giao dịch, thuận tiện quản lý dòng tiền…

100% ngân hàng nhập cuộc

Không riêng VietinBank, các ngân hàng trên địa bàn đều triển khai hệ thống ngân hàng số cho doanh nghiêp. Nếu Techcombank ra mắt ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp Techcombank Business thì Vietcombank lại phát triển VCB DigiBiz giúp doanh nghiệp có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi thông qua ứng dụng…

Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, 100% các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã thực hiện đa kênh, đa dạng các phương thức thanh toán hiện đại dành cho doanh nghiệp. Các ngân hàng thường xuyên triển khai các gói sản phẩm với các chương trình ưu đãi cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, như: miễn, giảm phí dịch vụ tài khoản và thẻ, miễn phí chuyển tiền…, phối hợp các tổ chức trung gian thanh toán triển khai rộng rãi nhiều hình thức thanh toán hướng tới đối tượng doanh nghiệp.

Với các giải pháp đã triển khai cùng những lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) mang lại, việc TTKDTM trong doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, chi trả lương, thưởng cho người lao động tại các doanh nghiệp hầu hết đều thực hiện qua phương thức TTKDTM. Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cũng cho thấy, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn mở tài khoản thanh toán và phát sinh giao dịch TTKDTM ngày càng tăng và chiếm khoảng 67,6% trong tổng số doanh nghiệp có tài khoản mở tại ngân hàng.

 Ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thông tin, thúc đẩy TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện đề án thúc đẩy TTKDTM đến năm 2025. Với mục tiêu cụ thể, phấn đấu số doanh nghiệp TTKDTM trên địa bàn ở mức từ 70-80% trở lên trong tổng số doanh nghiệp thanh toán qua hệ thống ngân hàng vào năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, các ngân hàng thương mại cần tập trung phát triển, nâng cấp hạ tầng thiết bị, cơ sở vật chất, triển khai các giải pháp TTKDTM hiện đại và phù hợp với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, phối hợp với các đơn vị hành chính công, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tài chính ngân hàng. Ngoài ra, một nhiệm vụ hết sức quan trọng là tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán, thường xuyên phối hợp với cơ quan công an trong phòng, chống tội phạm ngân hàng và bảo mật trong thanh toán điện tử.

Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

TIN MỚI

Return to top