ClockChủ Nhật, 25/07/2021 06:01

Phát triển kinh tế từ nguồn vốn tín dụng chính sách

TTH - Từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân Phú Vang đã nỗ lực phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sáchThêm nguồn vốn cho đối tượng chính sách

Cán bộ NHCSXH huyện Phú Vang và cán bộ Hội LHPN xã Phú Gia kiểm tra hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng của người vay

Chiều muộn, người dân thôn Mong B (xã Phú Gia) đã bắt đầu nghỉ ngơi sau một ngày lao động, chuẩn bị bữa cơm chiều. Nhưng lúc này, gia đình chị Nguyễn Thị Lan vẫn hối hả công việc chăm sóc bầy heo gần 100 con, bầy gà, vịt hơn 500 con và ruộng lúa diện tích 11 ha. Gia đình chị Lan còn là chủ nhân của chiếc máy cắt trị giá gần 600 triệu đồng, vừa để phục vụ ruộng lúa của gia đình, vừa cắt lúa thuê cho bà con trên địa bàn.

Chị Lan cho hay, nguồn vốn được vay từ NHCSXH huyện thông qua kênh Hội Phụ nữ xã, là những “viên gạch” quan trọng trong quá trình gia đình chị nỗ lực lao động, xây dựng, phát triển kinh tế.

Năm 2012, chị Lan vay vốn NHCSXH với chương trình vay vốn hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn số tiền 20 triệu đồng. Từ số vốn ban đầu này cộng thêm nguồn vốn tự có là 10 triệu đồng, đàn heo, gà, vịt được “nhân” lên. Cứ trả hết vốn lại vay, những lần vay tiếp theo mỗi lần là 50 triệu đồng. Lãi ròng thu được từ heo, gà, vịt mỗi lứa bình quân vài chục triệu đồng. Nếu được mùa được giá, lãi ròng từ lúa 150 triệu đồng. Tiền thu được từ máy cắt mỗi vụ  80-100 triệu đồng, đã trừ chi phí...

Cũng nhờ vốn vay của NHCSXH qua kênh Hội Nông dân xã, việc phát triển kinh tế của gia đình ông Đỗ Trọng Tín (xã Vinh Hà) thuận lợi. Với số tiền 50 triệu đồng mỗi lần vay cộng với số vốn tự có là 50 triệu đồng, ông Tín đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, trên 2 hồ nuôi tổng diện tích 20 nghìn m2. Mỗi vụ nuôi, gia đình ông Tín thu lãi ròng tầm 150 triệu đồng.

Ông Văn Tùng, hội viên Hội Nông dân xã Vinh Hà bộc bạch: Nhận thấy nhiều hộ nông dân, phụ nữ…, trên địa bàn vay vốn NHCSXH phát triển kinh tế có hiệu quả, cuộc sống ngày càng đi lên, nên gia đình ông cũng vay 50 triệu đồng đầu tư nuôi trồng thủy sản trên diện tích 10 nghìn m2. Vụ vừa rồi, gia đình ông thu lãi ròng 70 triệu đồng.

Ông Trần Quyết Thắng, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Phú Vang thông tin: Đến thời điểm 30/6/2021, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến với các đối tượng thụ hưởng ở tất cả các thôn, tổ dân phố thuộc 66 tổ chức hội đoàn thể cấp xã quản lý. Bình quân dư nợ 21,1 tỷ đồng/xã.

Nhờ phối hợp tốt với mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền cơ sở, nên thời gian qua, công tác triển khai cho vay các chương trình tín dụng trên địa bàn huyện gặp nhiều thuận lợi. Số chương trình cho vay tăng dần qua từng năm, dư nợ ủy thác tăng trưởng nhanh.

Hiệu quả được thấy rõ. Số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn của NHCSXH huyện Phú Vang qua các năm từ 2015-2020 là 156 hộ. Sau khi kết thúc chu kỳ vay vốn, hầu hết các hộ vay ngoài hoàn trả được nợ, còn tích lũy được nguồn vốn cho gia đình để tiếp tục tái đầu tư mở rộng sản xuất phát triển kinh tế...

Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng giúp cho hàng chục học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, giải quyết cho 312 lao động tại địa phương có việc làm và 2 lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài, giúp hàng ngàn hộ thoát cảnh nghèo khó, xây dựng 1.628 công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường, 9 hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt; góp phần thúc đẩy kinh tế -xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Bài, ảnh: DUY TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top