ClockThứ Bảy, 28/01/2023 12:03

Tiêu úng “cứu” lúa

TTH.VN - Tổng lượng mưa từ ngày 27 đến sáng 28/1 vùng đồng bằng phổ biến 30 - 60mm, một số nơi cao hơn như Tư Hiền, Lăng Cô (Phú Lộc) từ 91mm đến 116mm, đã làm hàng nghìn ha lúa đông xuân tiếp tục bị ngập úng. Các địa phương đang huy động máy móc, nhân lực tiêu úng bảo vệ đồng ruộng.

Phú Vang chỉ đạo tập trung lực lượng hỗ trợ nông dân cứu lúaTập trung tiêu úng, khắc phục thiệt hại lúa vụ đông xuânNông dân xuống đồng chăm lúa sau TếtBiến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống của 88% dân số châu Phi

Các trạm bơm đã huy động hết công suất tiêu úng, bảo vệ lúa

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to kéo dài từ trong và sau Tết Nguyên đán làm hơn 7.000 ha (trên tổng số 28.000 ha lúa toàn tỉnh) bị ngập úng từ 20-30cm, nguy cơ thiệt hại. Từ ngày 24/1 đến nay, các địa phương đã tập trung máy móc, vật tư nhân lực tiến hành đồng loạt tiêu úng nên diện tích ngập chỉ còn khoảng 3.500 ha, tập trung nhiều nhất ở vùng Phú Lộc, Phú Vang.

Ngoài ra, mưa lớn cũng gây tràn đê ngập úng khoảng 150 ha lúa tại xã Hương Vinh (TP. Huế). Những ngày qua, UBND phường Hương Vinh đã huy động 50 máy bơm dầu di động bổ túc cho trạm bơm ở địa phương này để tiêu úng cứu 150 ha lúa. Hiện nay công tác tiêu úng vẫn được địa phương duy trì bởi dự báo sẽ còn mưa trong những ngày tới.

Ông Trần Quốc Thắng, Chủ tịch UBND phường Hương Vinh cho biết, từ tối 24/1 mưa lớn gây tràn đê đã làm 150 trên tổng số 315 ha lúa toàn phường bị ngập úng, nguy cơ thiệt hại rất cao. Thời điểm này kiểm tra sơ bộ đã có một số diện tích lúa bị chết. Ngoài huy động thêm máy bơm dầu, phường cho kiểm tra tiến hành gia cố lại một số tuyến đê bị hư hỏng, cao trình thấp nhằm hạn chế nước tràn vào đồng ruộng.

Bố trí cán bộ về cơ sở, kiểm tra công tác đấu úng, cứu lúa

“Năm nay lượng nước tràn về đồng Hương Vinh nhiều do việc xây dựng các công trình lớn, san lấp nền ở các địa phương lân cận gây ảnh hưởng. Mặt khác, Hương Vinh chân ruộng thấp trũng, dù hệ thống đê bao được đầu tư đảm bảo sản xuất nhưng qua thời gian cũng xuống cấp nhiều điểm”, ông Thắng cho biết thêm.

Tương tự, tại vùng ruộng của các xã Vinh Hà, Phú Gia (Phú Vang) cũng có hàng trăm ha lúa bị ngập. Đến nay công tác tiêu úng được tích cực triển khai. Hiện còn khoảng 200 ha (trên tổng số 2.000 ha lúa tại các địa phương này) nằm ngoài vùng ô bàu do triều cường nên không thể tiêu úng được. Hiện nay nông dân rất lo lắng bởi đa số các diện tích lúa ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi đợt mưa này đều có nguy cơ bị thiệt hại nặng do vừa mới gieo sạ, nguy cơ mất trắng nếu ngập nước trong thời gian khoảng 7 ngày.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, ngay từ đầu vụ, đơn vị này đã đôn đốc, chỉ đạo các địa phương vận động bà con nông dân gieo cấy hết diện tích kế hoạch, đảm bảo khung lịch thời vụ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, yêu cầu tu bổ, gia cố các tuyến đê bao ngăn mặn và đê, đập nội đồng để bảo vệ diện tích lúa đã gieo. Những ngày qua, các HTX, địa phương đã kịp thời đấu úng khi lúa bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, triều cường.

Đơn vị chỉ đạo chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ, bón phân thúc sớm, cân đối NPK theo đúng quy trình giúp cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe ngay từ đầu vụ, tăng khả năng chống chịu với sinh vật gây hại, điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Khuyến cáo tuyệt đối không bón phân đạm urê, phun thuốc bảo vệ thực vật trong những ngày mưa rét, khi nhiệt độ ngoài trời dưới 18 độ C.

Huy động thêm các trạm bơm dầu nhằm tiêu thoát nước nhanh

Ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thông tin, khi xảy ra mưa gây ngập úng đồng ruộng từ trong tết, các địa phương, HTX cũng như Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã chủ động triển khai ngay công tác tiêu úng. Hiện công tác tiêu úng đang tiếp tục thực hiện, ngoài các trạm bơm chính, các xã huy động thêm máy bơm dầu di động nhằm tiêu úng, thoát nước nhanh cứu lúa. Chi cục đã tăng cường bố trí cán bộ phụ trách từng địa bàn, tổ chức kiểm tra, đánh giá tỷ lệ thiệt hại do ảnh hưởng ngập úng; thường xuyên theo dõi tình hình ngập úng và các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp chỉ đạo, phòng trừ kịp thời.

“Sau khi tiêu úng, chi cục sẽ hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân, tỉa dặm, đảm bảo mật độ trên đồng ruộng, nhất là diện bị ngập do mưa lớn để cấy dặm lại; bón lót đầy đủ phân lân, kali,... trước khi gieo, cấy nhằm tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, rét”, ông Lê Văn Anh cho biết thêm.

Theo Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh, từ đầu vụ công ty đang chỉ đạo các đơn vị quản lý các trạm bơm tiêu chủ động bơm trước để đón lượng nước về trong trường hợp gặp mưa lớn nhằm tiêu úng nhanh. Ngoài ra, đơn vị tổ chức trực ban 100% nhân lực trên các công trình thủy lợi nhằm chủ động ứng phó với các tình huống và làm tốt công tác chủ động tiêu thoát nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Nhằm hạn chế thiệt hại về gia súc trong mùa mưa rét năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu các địa phương chú trọng các biện pháp phòng rét cho vật nuôi.

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

TIN MỚI

Return to top