ClockThứ Tư, 29/12/2021 19:23

Tích cực khắc phục sau mưa lũ

TTH.VN - Sau các trận mưa lớn vừa qua, ngành giao thông, chính quyền địa phương tích cực khắc phục thiệt hại, đảm bảo an toàn đời sống, sản xuất cho người dân.

Khắc phục sau mưa lũ sớm ổn định sản xuấtSớm khắc phục các công trình hư hỏng sau mưa lũA Lưới cần nguồn giống và khắc phục thủy lợi sau lũỔn định, phục hồi cuộc sống sau bão lũKhông để sinh viên bỏ học sau bão lũTập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống người dân sau mưa lũPhong Điền chống sạt lở bờ sông Bồ, di dân vùng xung yếuQuảng Điền: Khắc phục hậu quả kết hợp ứng phó đợt bão, lũ mớiKhắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau lũ

Triển khai công tác khắc phục tuyến giao thông sau mưa lũ

Đảm bảo an toàn trên tuyến

Tuyến Quốc lộ 49B từ Vinh Hiền đi Lộc Bình (Phú Lộc) liên tiếp nhiều tháng qua trong các trận mưa lũ đều xuất hiện các điểm sạt trượt khiến đất đá tràn ra mặt đường gây chia cắt, ách tắc giao thông và nguy cơ ảnh hưởng đến các hộ dân sống ven tuyến đường này. Với đặc điểm địa hình núi dốc, hoạt động mở đường khai thác keo tràm, khai thác đá xây dựng, tác động đến địa chất khu vực này khiến tình trạng sạt trượt đất đá mỗi mùa mưa ngày càng rõ hơn.

Cứ đến mua bão lũ, chính quyền địa phương phải tiến hành di dời 33 hộ dân ở thôn Tân An, xã Lộc Bình nhằm đảm bảo an toàn. Mới đây, đợt mưa với cường độ cao trên 400mm tại vùng Phú Lộc đã làm xuất hiện hơn 20 điểm sạt lở trải dài trên 15km dọc tuyến Quốc lộ 49B với khoảng gần 1.000m3 đất đá trôi xuống mặt đường.

Ông Phan Đăng Bảo Khương, Phó phụ trách Phòng Quản lý giao thông, Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ tỉnh cho biết, đơn vị đã chỉ đạo các Hạt quản lý đường bộ bố trí đầy đủ hệ thống rào chắn, biển báo, biển cảnh báo; đồng thời triển khai nhân lực, thiết bị để trực gác, phân luồng đảm bảo giao thông. Tại các điểm sạt trượt hiện nay đã tiến hành thanh thải, giải phóng xong khối lượng đất đá, cây rừng bị đổ che nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông.

Tương tự, tại khu vực đường vào khu Laguna (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) đã bị sạt lở một số vị trí và có nguy cơ tiếp tục sạt. Chính quyền địa phương đã tổ chức thông báo cho người dân và các phương tiện hạn chế đi qua vị trí này và triển khai các giải pháp gia cố điểm sạt trượt, đảm bảo an toàn lâu dài. Riêng tại điểm sạt lở núi tại xã Lộc Tiến, ngoài việc dọn dẹp, thanh thải đất đá, về lâu dài, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí cho Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh để thực hiện đánh giá hiện trạng, tình hình địa chất, xu hướng phát triển của vết nứt hiện có tại sườn núi Phú Gia.

Các địa phương, Sở GTVT cũng chỉ đạo khôi phục lại hệ thống biển báo bị hư hỏng, dọn dẹp cây xanh, rác thải trên các tuyến đường giao thông. Ngoài ra, mới đây Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Thừa Thiên Huế cũng đã hoàn tất khắc phục tạm thời mặt đường phát sinh ổ gà do ảnh hưởng của bão lũ trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua các xã Lộc Sơn, Lộc An, Lộc Điền, thuộc huyện Phú Lộc.

Cần được hỗ trợ

Cần 250 tỷ đồng để xử lý 5,3 km kè chống sạt lở bờ biển qua địa bàn tỉnh

Trước tình hình thiệt hại do thiên tai, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các ngành tập trung khắc phục hậu quả nhằm sớm ổn định đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân; trong đó sử dụng ngân sách tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sửa chữa, khắc phục các công trình giao thông phục vụ dân sinh...

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, các trận mưa, bão liên tiếp cuối năm 2021 gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh khoảng 85,3 tỷ đồng, trong khi nguồn lực của tỉnh đang khó khăn. Năm 2020, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, tỉnh đã thực hiện cắt giảm chi tiêu, đồng thời sử dụng nguồn dự phòng, nguồn vốn huy động để phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn để khắc phục hậu quả mưa bão gây ra.

UBND tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế đưa vào chương trình hỗ trợ cho tỉnh để khắc phục các công trình hạ tầng, dân sinh, nâng cấp các công trình giao thông liên huyện, liên xã, thủy lợi, đê điều, nước sạch nông thôn sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng kinh phí khoảng 735 tỷ đồng.

Theo đó, thực hiện xây dựng kè chống sạt lở bờ biển khoảng 322 tỷ đồng. Nâng cao an toàn 12 hồ chứa nước, đập còn lại trên địa bàn tỉnh với kinh phí 245 tỷ đồng. Sửa chữa các công trình nước sạch nông thôn, công trình thủy lợi 58 tỷ đồng và xây dựng kè chống sạt lở bờ sông 116 tỷ đồng. Trong đó, đề xuất Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp kinh phí năm 2021 khoảng 250 tỷ đồng để xử lý 5,3 km kè chống sạt lở bờ biển tại các vị trí đoạn qua thôn Tân An, Trung An xã Phú Thuận, huyện Phú Vang dài khoảng 3km; xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Giang Hải - Vinh Hiền, huyện Phú Lộc dài khoảng 1,3 km và bờ biển đoạn qua thôn Cư Lại Đông xã Phú Hải huyện Phú Vang, dài khoảng 1km.

Nhằm tăng dung tích phòng lũ, đảm bảo an toàn vùng hạ du, trong năm, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã ban hành 25 lệnh vận hành các hồ Hương Điền, Bình Điền, Tả Trạch, chỉ đạo vận hành theo quy trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trước mỗi đợt mưa lớn, đơn vị này đã phối hợp với Sở Ngoại vụ có công văn gửi tỉnh Sê Kông - Nước CHDCND Lào về việc vận hành điều tiết hồ chứa nước A Lưới và A Lin B1. Trong các đợt lũ vừa qua, Văn phòng thường trực đã tính toán 76 kịch bản vận hành liên hồ chứa nước theo quy trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo UBND tỉnh.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới
“Xuân yêu thương” đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 5/1, Phòng Dân tộc huyện Phú Lộc phối hợp với Hội Cựu giáo viên và học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cùng các nhà tài trợ tổ chức chương trình trao quà "Xuân yêu thương 2025". Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm mang đến niềm vui, sự sẻ chia cho đồng bào dân tộc thiểu số trong dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.

“Xuân yêu thương” đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

TIN MỚI

Return to top