ClockThứ Bảy, 15/04/2017 14:48

Thịt lợn ngoại nhập 27.000 đồng/kg, nỗi "kinh hoàng" của người chăn nuôi Việt

Trong khi lượng lợn thịt trong nước dồn ứ không xuất đi được, giá lợn hơi vẫn ở dưới chi phí nuôi, mới đây Tổng cục Hải quan công bố số liệu nhập khẩu thịt lợn về Việt Nam với giá rất rẻ, trung bình chỉ 27.000 đồng/kg.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan từ ngày 01/1 đến ngày 15/3 cả nước nhập gần 7.800 tấn thịt lợn các loại, trị giá hơn 9,4 triệu USD, tăng gần 16% về lượng và 21,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi kg thịt lợn, có giá chỉ 27.000 đồng/kg.

Lợn ngoại giá rẻ đang "giết chết" lợn nội

Trong các loại thịt lợn nhập về, thịt tươi, ướp lạnh chiếm gần 2.400 tấn, trị giá 4,5 triệu USD (42.700 đồng/kg). Các loại phụ phẩm thịt sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh nhập nhiều nhất với 5.400 tấn, trị giá 4,8 triệu USD (20.300 đồng/kg).

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều loại thịt khác như 20,6 nghìn tấn thịt gà, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng lượng thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam, trị giá gần 19 triệu USD (giá 21.000 đồng/kg); thịt trâu bò các loại với 11,8 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 29%, trị giá 35 triệu USD (gần 70.000 đồng/kg).

Từ đầu năm đến ngày 15/3/2017, thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ nhiều nhất từ Hoa Kỳ với 14,7 nghìn tấn, trị giá 20,5 triệu USD, chiếm hơn 36% tổng lượng nhập. Trong đó lượng thịt gà là 12,3 nghìn tấn chiếm 83,7% lượng thịt nhập từ Hoa Kỳ, thịt trâu, bò là 2 nghìn tấn chiếm 16,6%.

Ấn Độ là thị trường cung cấp thứ 2 với 7,1 nghìn tấn, trị giá 15,2 triệu USD, chiếm hơn 17,5% tổng lượng thịt nhập khẩu, trong đó chủ yếu là thịt trâu bò; tiếp theo là Úc với 2,2 nghìn tấn, trị giá 8,5 triệu USD, trong đó 1,7 nghìn tấn là thịt trâu bò, Brazil chiếm 6,8% tổng lượng thịt nhập các loại...

Theo Tổng cục Hải quan, nhìn lại năm 2016, lượng thịt lợn các loại được nhập khẩu về Việt Nam đạt 39,4 nghìn tấn, trị giá 44 triệu USD. Lượng thịt lợn nhập khẩu luôn lớn nhất trong các loại thịt nhập về Việt Nam, trong đó đa phần là các loại thịt đã giết mổ, phụ phẩm thịt ngâm muối, khô, chế biến sẵn hoặc hun khói.

Ở trong nước, trước và sau Tết Nguyên đán 2017, thịt lợn nuôi của người dân tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam đã chịu tổn thất nặng nề do giá lợn hơi (lợn xuất chuồng) giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do thị trường Trung Quốc ngừng nhập, quy mô và lượng lợn nuôi thương phẩm bùng phát do nhu cầu trước đó của thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Hiện, giá lợn hơi vẫn chỉ từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg, trong khi đó bình quân các năm trước giá vào khoảng từ 60.000 đến 80.000 đồng/kg.

Với mức giá thịt lợn ngoại nhập rẻ như báo cáo của Tổng cục Hải quan, rõ ràng đây là tin không vui cho ngành chăn nuôi trong nước, đặc biệt trong khi Trung Quốc ngừng nhập; số lợn tồn của bà con chỉ kỳ vọng tiêu thụ trong nước. Bối cảnh trên, rõ ràng ngành chăn nuôi đang đối mặt với viễn cảnh ảm đạm, "khủng hoảng" thị trường xuất khẩu, thua thiệt thậm chí "trao tay" thị trường tiêu thụ trong nước cho thịt ngoại nhập.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dốc sức cứu bệnh nhân suy đa tạng vì nhiễm liên cầu lợn

​Sau 4 năm, Thừa Thiên Huế mới xuất hiện ca bệnh liên cầu lợn (LCL) trở lại. Mặc dù rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn huyết do Streptococcus suis /suy đa tạng nhưng nhờ chẩn đoán sớm và điều trị đúng hướng, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch. Trường hợp này đánh động cảnh báo về việc ăn thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín…

Dốc sức cứu bệnh nhân suy đa tạng vì nhiễm liên cầu lợn
Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng
Nhu cầu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ khó tăng đột biến

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa cho biết: Năm 2022 nhu cầu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ khó tăng đột biến do dịch COVID-19 bùng phát khiến dịch vụ ăn uống giảm, nguồn cung dư thừa và việc vận chuyển hiện nay đang gặp khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nhu cầu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ khó tăng đột biến
Dự báo giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng

Những ngày gần đây, giá lợn hơi có đã tăng trở lại từ 5.000 - 6.000 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, giá lợn hơi xuất chuồng dự kiến sẽ tăng khoảng 2 tuần tới, sau khi kiểm soát tốt được dịch COVID-19.

Dự báo giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng
Tết Tân Sửu, giá thịt lợn sẽ không tăng đột biến

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, với tốc độ tái đàn, tăng đàn như hiện nay thì nguồn cung thịt lợn cho Tết Tân Sửu sẽ đảm bảo dồi dào, giá cả ở mức hợp lý cho cả người chăn nuôi và tiêu dùng, không có sự tăng giá đột biến.

Tết Tân Sửu, giá thịt lợn sẽ không tăng đột biến

TIN MỚI

Return to top