ClockChủ Nhật, 21/05/2023 15:55

Tháng 10/2023, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác IUU

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết, theo lịch thì cuối tháng này Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, mới đây, Đoàn đã có thông báo sẽ sang Việt Nam kiểm tra vào tháng 10/2023.

Doanh nghiệp và ngư dân nâng cao ý thức, quyết tâm gỡ thẻ vàng IUUNâng cao ý thức pháp luật cho ngư dân về khai thác thủy sản hợp pháp Thừa Thiên Huế chưa có tàu cá vi phạm đánh cá trái phép

leftcenterrightdel
 Đội tàu cá của tỉnh Ninh Thuận vươn khơi khai thác hải sản. Ảnh minh họa: Nguyễn Thành/TTXVN 

Ông Trần Đình Luân cũng cho biết, EC cũng đã đề xuất các cuộc làm việc trực tuyến vào tháng 5, tháng 6 và tháng 10 trước khi sang Việt Nam kiểm tra.

Cuối tháng 5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có Đoàn công tác sang và có cuộc làm việc trực tiếp để EC nắm bắt, cập nhật tình hình chống khai thác IUU của Việt Nam, hi vọng có thể thu hẹp khuyến nghị của họ với Việt Nam, ông Trần Đình Luân thông tin.

Sau kết quả Đoàn Thanh tra của EC vào tháng 10/2022, Việt Nam đã nỗ lực triển khai 4 nhóm khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra thực tế tình hình và hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp chống khai thác IUU, khắc phục khuyến nghị của EC tại địa phương như: Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Nam Định, Thái Bình, Phú Yên, Bình Định... Sau khi kiểm tra, các địa phương đã tích cực chỉ đạo, tổ chức triển khai  các giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Các bộ, ngành Trung ương có liên quan và địa phương tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU; đặc biệt là trong việc ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; xử phạt các hành vi khai thác IUU...

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả chống khai thác IUU, ông Trần Đình Luân kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quyết liệt trong hành động để hoàn thành việc khắc phục tồn tại, hạn chế, chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4 đạt kết quả tốt nhất, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.

Các địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kịp thời phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi khai thác IUU.

Đặc biệt, kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, chấm dứt tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Theo Cục Thủy sản, đến ngày 30/4, đã có 28.797/29.489 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS). Số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS đã được các địa phương lập danh sách để theo dõi, quản lý (hầu hết là các tàu cá đang nằm bờ, ngưng hoạt động và thuộc diện chờ giải bản, xóa đăng ký...).

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top