ClockThứ Sáu, 05/04/2024 17:07

Sớm đưa mô hình quản lý tổng hợp bệnh khảm lá sắn vào thực tế

TTH.VN - Ngày 5/4, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo góp ý quy trình và chia sẻ kết quả đề tài quản lý tổng hợp bệnh khảm lá sắn.

Bệnh khảm lá sắn có nguy cơ lây lan diện rộngGần 200 ha sắn bị bệnh khảm láTuyển chọn và nhân nhanh một số giống sắn mới kháng bệnh khảm láGiảm thiểu bệnh khảm lá sắnBệnh khảm lá sắn diễn biến phức tạpBệnh khảm lá sắn gây hại trên diện rộng

 Các chuyên gia góp ý để đề tài sớm triển khai vào thực tế

Thời gian qua, bệnh khảm lá sắn diễn biến phức tạp trên địa bàn toàn tỉnh. Nhiều diện tích sau khi trồng bị bệnh cho năng suất thấp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Qua nhiều năm, bệnh khảm lá sắn vẫn chưa được kiểm soát tốt.

Trước tình hình đó, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý tổng hợp bệnh khảm lá sắn tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 1/2021.

Theo đó, các chuyên gia đã nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh trong năm 2021, năm 2022; triển khai trồng và chăm sóc mô hình mẫu với diện tích 1ha trên đồng ruộng (FFS). Quá trình triển khai khai được kiểm soát nguồn giống bằng phương pháp sinh học phân tử; xử lý chất kích kháng và chăm sóc để cây khỏe; quản lý tốt bọ phấn trắng, tác nhân chính làm lây lan bệnh khảm lá sắn…

Sau gần 2 năm triển khai nghiên cứu, thực hiện mô hình trình diễn, chuyển giao mô hình cho cán bộ và nông dân, kết quả diện tích 1ha sắn phát triển tốt, không bị bệnh khảm lá sắn, cho năng suất cao. Đủ các điều kiện để nhân rộng vào thực tế để cán bộ, nông dân học tập và áp dụng vào thực tiễn.

Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu đã tiếp tục góp ý về các giải pháp để quản lý tốt bệnh khảm lá sắn trong thời gian đến, nhất là khi nhân rộng mô hình. Các chuyên gia cho rằng, cần chuyển giao sớm các kết quả cho doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh để thực hiện nhằm đẩy lùi bệnh khảm lá sắn.

ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý, vận hành đô thị bằng công nghệ

TP. Huế đang từng bước ứng dụng công nghệ và dữ liệu số để vận hành, quản lý đô thị. Từ phản ánh hiện trường đến quản lý di sản; từ hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị đến môi trường…, công nghệ đang giúp chính quyền gần dân hơn, quản trị tốt hơn, hướng đến một đô thị di sản hiện đại, bền vững.

Quản lý, vận hành đô thị bằng công nghệ
Chính quyền vào cuộc

Cùng với ngành giáo dục, chính quyền địa phương cũng có vai trò quan trọng trong quản lý dạy thêm, học thêm (DTHT) đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư số 29/2024/TT-BGD&ĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Chính quyền vào cuộc
Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống, bỏ dùi”

LTS: Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14/2/2025 đang được Sở GD&ĐT, chính quyền địa phương và các nhà trường thực hiện nghiêm túc với quan điểm không “đánh trống, bỏ dùi”, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Quản lý dạy thêm, học thêm Không “đánh trống, bỏ dùi”

TIN MỚI

Return to top