ClockThứ Tư, 07/02/2024 10:42

Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân

TTH.VN - Dự báo ngày 9/2 (30 tháng Chạp, Âm lịch), bộ phận không khí lạnh (KKL) sẽ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế; vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Nhận định thời tiết dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023Thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2021 sẽ ra sao?

Các địa phương chủ động vận hành trạm bơm tiêu chống úng lúa đông xuân 

Ngày 7/2, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh có công văn gửi các địa phương, chủ hồ đập về chủ động phương án ứng phó với KKL, gió mạnh trên biển.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận KKL đang di chuyển xuống phía Nam, dự báo ngày 9/2, bộ phận KKL này sẽ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế. Vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao từ 2-3,5m. Từ ngày 9/2, trên đất liền ở Thừa Thiên Huế có mưa cục bộ, có nơi mưa vừa, trời chuyển rét đêm và sáng. Vùng núi A Lưới trời rét, đêm và sáng có rét đậm. Trong đợt KKL này, nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi A Lưới từ 15-17 độ C, các nơi khác 17-19 độ C.

Để chủ động ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị các địa phương thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải) biết diễn biến của gió mạnh trên biển để chủ động sản xuất và phòng tránh. Chuẩn bị sẵn sàng phương án chống úng bảo vệ diện tích vụ Đông Xuân 2023-2024 tại các vùng trũng, thấp, ngập lụt.

Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và an toàn vùng hạ du. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tổ chức dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai. Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra.

 

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

TIN MỚI

Return to top