ClockThứ Sáu, 01/04/2022 14:34

Sẵn sàng phương tiện ứng phó mưa lũ

TTH.VN - Ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT)- chủ trì họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương đánh giá tình hình thiệt hại, ứng phó thiên tai.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đấtChủ động tiêu úng, bảo vệ lúa đông xuânCông điện chỉ đạo ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đấtHồ đập thủy điện vận hành an toàn

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng đại diện các sở, ngành liên quan cùng dự.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, do ảnh hưởng của không khí lạnh và vùng áp thấp, các tỉnh Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa đã có mưa to từ 100-200mm. Từ chiều 1/4, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Trị đến Cà Mau gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 4-6m...

Tại địa bàn tỉnh, mưa lớn đã làm ngập cục bộ tại một số địa phương như Nam Đông, Hương Thủy; lốc xoáy gây thiệt hại 30 ngôi nhà, lật chìm 7 ghe thuyền ở xã Vinh Hiền (Phú Lộc). Đến chiều 1/4, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ bước đầu đã triển khai hoàn thành.

Mưa lũ đã gây thiệt hại nhà cửa ở một vài địa phương, công tác khắc phục đang triển khai

Sáng 1/4, có 9 phương tiện/50 lao động ra cửa biển. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã kêu gọi vào đậu ở cảng Sa Kỳ-Quãng Ngãi 5 phương tiện/32 lao động, ở Cù Lao Chàm 4 phương tiện/18 lao động.

Công ty TNHHNN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương có phương án vận hành các công trình thuỷ lợi, cống qua đê để bảo vệ diện tích sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản, các địa phương hướng dẫn người dân gia cố, đảm bảo an toàn cho các lồng, bè trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản cao triều, hạ triều ven biển.

Tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương khẳng định, đối với đợt mưa lũ lần này, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện các nội dung tại Công văn số 171/VPTT ngày 30/3 của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT về ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Đồng thời, đã kịp thời có các công lệnh yêu cầu điều tiết vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi Hương Điền, A Lưới, A lin B1 nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai phương án chủ động ứng phó mưa lũ. Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
“Xuân yêu thương” đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 5/1, Phòng Dân tộc huyện Phú Lộc phối hợp với Hội Cựu giáo viên và học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cùng các nhà tài trợ tổ chức chương trình trao quà "Xuân yêu thương 2025". Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm mang đến niềm vui, sự sẻ chia cho đồng bào dân tộc thiểu số trong dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.

“Xuân yêu thương” đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top