ClockThứ Năm, 01/12/2022 19:24

Nhiều chuyển biến trong chống khai thác IUU

TTH.VN - Tại hội nghị trực tuyến về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), các cơ quan chức năng nhận định sau 5 năm bị cảnh báo "thẻ vàng", việc chống khai thác IUU tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực.

Nỗ lực ngăn chặn tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoàiKhắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cần nỗ lực hơn nữa từ cộng đồng nghề cáNỗ lực để thực hiện tốt hơn chống khai thác IUUXây dựng nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững

Hội nghị diễn ra chiều 1/12 theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ và trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển cùng 600 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn, huyện, thị, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự hội nghị tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Điều chỉnh một số quy định pháp lý

Tại hội nghị, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, tình hình chống khai thác IUU sau 5 năm bị cảnh báo "thẻ vàng" đã có những chuyển biến tích cực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tốt với các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo và tổ chức triển khai nhiều giải pháp tích cực để chống khai thác IUU.

So với lần thanh tra thực tế lần thứ 2 vào năm 2019, hiện, Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý; công tác theo dõi, quản lý đội tàu, giám sát sản lượng lên bến; thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước và nhập khẩu; công tác thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính được cải thiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Đoàn kiểm tra của Ủy ban châu Âu (EC) cũng đánh giá cao quyết tâm chính trị của Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Việt Nam cũng chuẩn bị tốt nội dung, kế hoạch, chương trình làm việc với EC, cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan đảm bảo tính minh bạch, trung thực và khách quan.

Mặc dù vậy, phía EC cũng chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục. Theo đó, cần rà soát, điều chỉnh một số quy định pháp lý. Việc đăng ký, đăng kiểm chưa hoàn thành. Tình trạng tàu cá mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển vẫn diễn ra phổ biến nhưng công tác điều tra, xử lý vi phạm hành chính tại địa phương còn hạn chế so với các vụ việc vi phạm. Công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng còn chưa chặt chẽ, tỉ lệ giám sát sản lượng lên bến còn thấp…

Gỡ "thẻ vàng" giúp thủy sản Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vươn xa

Bộ NN&PTNT cũng cho rằng, việc thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước còn nhiều tồn tại; chưa kiểm soát được nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam bằng tàu container để xuất khẩu sang thị trường khác ngoài châu Âu dẫn tới rủi ro vi phạm IUU.

Nguy cơ xảy ra tình trạng nguyên liệu thô trong nước và nước ngoài được trộn lẫn để chế biến, xuất khẩu vào thị trường EU. Tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn xảy ra, diễn biến phức tạp...Nhiều tác tỉnh vẫn còn để tình trạng tàu cá vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài.

Trước những tồn tại đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt vấn đề cần kiểm điểm trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, đồng thời cần sự vào cuộc tích cực của người dân.

Ngoài ra, phải có giải pháp thấu đáo, thực hiện hiệu quả việc gỡ thẻ vàng IUU, với quan điểm "nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân hưởng thụ thành quả thật, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có hiệu quả”. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương vào cuộc với tinh thần vì hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế, khẳng định Việt Nam là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Tuân thủ quy định, góp sức vào nỗ lực chung

Góp phần chung vào nỗ lực gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những nỗ lực đáng ghi nhận.

Lực lượng biên phòng kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật của tàu cá 

Thống kê từ Sở NN&PTNT cho biết, toàn tỉnh hiện có 613 tàu cá có đăng ký, trong đó tàu cá xa bờ có chiều dài từ 15 mét trở lên là 417 chiếc (có 13 chiếc từ 24 mét trở lên), tàu từ 12 đến dưới 15 mét là 159 chiếc và tàu từ 6 đến dưới 12 mét là 37 chiếc.

Ngư trường khai thác hải sản của ngư dân Thừa Thiên Huế hoạt động chủ yếu từ vĩ tuyến 140 Bắc lên đến vịnh Bắc Bộ và ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam. Lao động khai thác hải sản xa bờ ước toàn tỉnh có khoảng 5.000 lao động.

Trên hệ thống dữ liệu tàu cá Quốc gia (VNFISHBASE), 613 chiếc tàu cá của Thừa Thiên Huế đã đăng ký thường xuyên cập nhật lên hệ thống và có 610 chiếc được cấp giấy phép khai thác thủy sản, đạt tỷ lệ 99,5%, 3 chiếc còn lại chưa cấp phép do tàu đang nằm bờ cải hoán.

Đối với kết quả lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá, toàn tỉnh có 417 tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) trong tổng số 417 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên bắt buộc phải lắp đặt, đạt 100% theo quy định.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết, từ khi Luật Thuỷ sản năm 2017 và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có hiệu lực được sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ NN&PTNT thì hầu hết chủ tàu cá xa bờ chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước như lắp đặt thiết bị VMS, sơn dấu nhận biết tàu cá, cập cảng được chỉ định để bốc dỡ hàng hóa đúng quy định, hoạt động khai thác đúng nghề, đúng tuyến,... góp phần khắc phục giải pháp chống khai thác IUU.

Ngoài ra, việc kiểm tra, giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng cũng được chú trọng. Từ đầu năm đến 25/11/2022, 8.454 lượt tàu cá rời cảng và 9.380 lượt tàu cá cập cảng. Việc giám sát sản lượng thủy sản khai thác qua cảng theo quy trình, quy định đạt 100%...

Bài, ảnh: LÊ THỌ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top