ClockThứ Sáu, 29/05/2020 14:39

Một nhà nuôi heo, nhiều nhà phố vạ lây

TTH.VN - Nhiều năm nay, nhiều người dân sống ở tổ dân phố 2 (phường Thủy Xuân, TP. Huế) bức xúc về việc một hộ dân lập gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngay trong khu dân cư. Việc hộ dân này nuôi heo gây mùi hôi khó chịu cho người đi đường, đặc biệt là những hộ dân xung quanh.

Ô nhiễm từ chăn nuôi ở Dương SơnTrang trại heo gây ô nhiễmKhổ vì trang trại nuôi heoDừng chăn nuôi heo tại Trại giống Hương Thọ trước 30/8Biển Hải Tiến: Ô nhiễm vì trở thành nơi xả thải của heo nuôiCần sớm di dời ra khỏi khu dân cư

Gia trại nuôi heo tạm bợ 

Bà N.T.H.M, một người dân sống cạnh gia trại cho biết, hàng ngày, mùi hôi bốc ra từ khu vực chăn nuôi này khiến nhà bà phải luôn đóng kín cửa. Khi khách đến nhà chơi, cảm nhận được mùi hôi thối khiến gia chủ có cảm giác khó chịu. Tiết trời hiện đang nắng nóng, khi có cơn gió thoáng qua, mùi hôi thối càng nồng nặc hơn.

Theo một số hộ dân tại đây, từ khi xuất hiện gia trại này, việc sinh hoạt của họ bị ảnh hưởng, ngoài việc khép kín cửa, những bữa cơm gia đình cũng mất ngon bởi mùi hôi thối.

Chủ nhân là bà Nguyễn Thị Hồng có địa chỉ tại số 11 kiệt 79 đường Minh Mạng (tổ dân phố 2, phường Thủy Xuân). Trong khu vực chuồng trại có diện tích khoảng chừng 100m2, chuồng trại được bố trí thành 2 khu vực, ngoài nuôi 2 heo nái (đang sinh sản nhiều heo con), 3 heo thịt, bà Hồng còn chăn nuôi thêm mấy chục con gà. Phần đất phía sát mương nước được bà Hồng sử dụng để trữ phân chuồng dành cho mục đích bón ruộng được che chắn bằng tấm bạt.  

Để hạn chế mùi hôi, bà Hồng dùng bạt bao bọc xung quanh gia trại, tạo nên một khu vực khép kín, chỉ chừa một lối vào. Phía sau có một mương nước tù đọng bởi nước chảy ra từ gia trại có màu xanh gây hôi thối. Bà Hồng cho biết, bà chăn nuôi gia súc gia cầm tại khu vực này đã 30 năm. Để hạn chế mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, bà thường xuyên vệ sinh chuồng trại, xây dựng hầm rút để xử lý phân của gia súc, gia cầm.

“Chồng tôi làm thợ nề, tôi chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập. Nhiều năm nay, nhờ chăn nuôi mà gia đình tôi có đồng ra đồng vào nuôi các con khôn lớn”, bà Hồng nói.

Hiện, chuồng trại chăn nuôi của gia đình bà Hồng nằm ngay trong khu dân cư đông đúc, xung quanh là những ngôi nhà cao tầng san sát. Trong khi đó, theo điều 56 của Luật Chăn nuôi, đối với chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng yêu cầu chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Đống phân chuồng dù được che bạt nhưng mùi hôi vẫn bốc ra ngoài

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh cho biết: “Đối chiếu theo luật, hộ chăn nuôi này đã xây dựng chuồng trại ngay trong khu dân cư là sai, việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà con ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân xung quanh”.

Bà Trần Thị Ngọc, Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, phường đã chỉ đạo lực lượng về kiểm tra thực tế. Theo ghi nhận, những phản ánh của người dân là có cơ sở, có mùi hôi, nhất là vào lúc trời nắng to. Trước mắt, UBND phường lập biên bản, buộc gia đình bà Hồng có các giải pháp vệ sinh môi trường, không để xảy ra hôi thối làm ảnh hưởng đến xung quanh. Gia đình cũng đã cam kết đến lúc bán hết lứa heo nói trên sẽ nuôi ít lại và làm tốt hơn khâu xử lý môi trường.

“Nếu đến thời gian trên mà hộ bà Hồng vẫn tiếp tục nuôi số lượng lớn, làm ảnh hưởng đến những hộ dân xung quanh chúng tôi sẽ buộc chấm dứt nuôi heo đối với hộ này”- bà Trần Thị Ngọc nói.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trong chuyến thăm tổ hợp chăn nuôi heo hữu cơ an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm đã đánh giá cao mục tiêu đề án cũng như tiến độ thực hiện dự án, cần nhân rộng. Đồng thời, đề nghị các địa phương rà soát, giảm dần, tiến đến đến chấm dứt tình trạng chăn nuôi heo trong khu vực dân cư để đảm bảo môi trường.

Clip khu vực chăn nuôi ngay trong khu dân cư

Bài, ảnh, clip: Thanh Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giám sát phát thải cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng

Cơ sở sản xuất giấy (CSSXG) ở tổ dân phố Cư Chánh 2 (phường Thủy Bằng, quận Thuận Hóa) nằm ở thượng nguồn sông Hương, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Người dân kiến nghị chính quyền địa phương giám sát quá trình phát thải của cơ sở này, đồng thời có kế hoạch di dời khỏi khu dân cư.

Giám sát phát thải cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Rác thải tràn lan ở các khu dân cư

TP. Huế ngày càng xanh - sạch - sáng trên từng xóm phố, nẻo đường. Tuy nhiên, hiện nay tại một số khu quy hoạch (KQH), khu dân cư (KDC) mới vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt tràn lan, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

TIN MỚI

Return to top