ClockThứ Bảy, 09/01/2021 12:32

Lộc Bổn phát triển 560 ha rừng trồng gỗ lớn

TTH - Với giá trị từ 250-300 triệu đồng/ha, gấp 4 lần so với rừng trồng gỗ nhỏ, xã Lộc Bổn (Phú Lộc) đã phát triển diện tích rừng trồng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC lên 560 ha.

Cơ hội rộng mở cho rừng gỗ lớnRừng trồng gỗ lớn ứng phó biến đổi khí hậu

Người dân Lộc Bổn thu hoạch rừng trồng gỗ lớn

Sau khi tìm hiểu kỹ về mô hình chuyển đổi phương pháp trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao, Giám đốc HTX Lâm nghiệp bền vững Hòa Lộc (xã Lộc Bổn), ông Hồ Đa Thê đã tiên phong vận động người dân đăng ký tham gia trồng rừng chứng chỉ FSC với 25 thành viên ban đầu tham gia trồng hơn 189 ha.

Ông Thê phân tích, trước đây, trồng rừng thuyền thống có mật độ từ 2.500 - 3.000 cây/ha, vì mục đích bán gỗ dăm, sau 5 năm thu hoạch chỉ bán được 80 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường về gỗ có chứng chỉ FSC rất lớn, có giá cao hơn so với gỗ dăm là 350.000đồng/tấn, đầu ra lại ổn định. Sau 2 lần tỉa thưa rừng từ 4 năm tuổi và 5 năm tuổi theo tiêu chuẩn FSC, đã đem lại nguồn thu bình quân 40 - 50 triệu đồng/ha từ nguồn tỉa thưa để bà con lấy lại tiền đầu tư trồng và chăm sóc. Số cây rừng đạt chuẩn còn lại sẽ được chăm sóc đến đủ 7-8 năm.

Sau gần 7 năm, mới đây, tất cả rừng trồng gỗ lớn của các thành viên thuộc chi hội này đã cho khai thác đạt sản lượng gỗ bình quân từ 200-220m3/ha, tỷ lệ gỗ đạt từ 60-70%, đưa giá trị rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC đạt 250-300 triệu đồng/ha, đặc biệt có lô đạt 380 triệu đồng/ha. So với rừng trồng gỗ nhỏ khai thác sau 5 năm chỉ được khoảng 80-90 triệu đồng/ha, rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC dài hơn 2 năm, lợi nhuận cao hơn từ 150-200 triệu đồng/ha. Với hiệu quả đó, đến nay chi hội đã mở rộng lên 55 thành viên, với tổng diện tích 560 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC.

Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn, ông Nguyễn Đức Phú cho biết, để nâng cao nhận thức cho bà con về quản lý rừng trồng FSC, chính quyền địa phương đã phối hợp với dự án WWF tổ chức các lớp tập huấn, kỹ thuật lâm sinh trồng và chăm sóc, quản lý rừng trồng, khai thác tác động thấp. Đồng thời, tham gia các lớp hội thảo tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua sản phẩm gỗ FSC, nắm bắt giá cả thị trường với nhu cầu lớn; qua đó, đã đưa hiệu quả kinh tế rừng trồng có chứng chỉ FSC lên cao. Địa phương đã xây dựng được mô hình chuyển đổi từ rừng trồng gỗ dăm sang rừng trồng gỗ lớn có tỉa thưa; tổ chức thành lập các tổ khai thác chuyên nghiệp, tập huấn quy trình tỉa thưa khai thác tác động thấp vào rừng trồng cho các thành viên.

Theo ông Nguyễn Đức Phú, địa phương đang hỗ trợ, khuyến khích HTX Lâm nghiệp bền vững Hoà Lộc mở rộng hoạt động trở thành đơn vị cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho bà con, đáp ứng nhu cầu kinh doanh rừng trồng gỗ lớn bền vững theo tiêu chí FSC. Bước đầu, HTX đã xây dựng vườn ươm cây giống thân thiện môi trường với tổng diện tích vườn ươm 0,5 ha, có quy mô sản lượng bình quân khoảng 1 triệu cây/năm. Đơn vị đầu tư thêm dây chuyền thiết bị lạng ván mỏng, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng, công suất 15m3/ngày để bao tiêu sản phẩm gỗ của bà con.

Cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo HTX đứng ra ký hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm cho bà con, đồng thời cung cấp gỗ lớn với khách hàng chiến lược là Công ty ScanciaPacific trong chuỗi rừng trồng gỗ lớn FSC; qua đó, góp phần khẳng định nghề trồng rừng gỗ lớn là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu.

Lộc Bổn là xã đồng bằng bán sơn địa, với 1.197 hộ làm nông lâm nghiệp, có diện tích tự nhiên 3.269,46 ha, trong đó đất trồng rừng sản xuất hơn 1.518 ha. Đây là dư địa để phát triển diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, góp phần đưa nghề trồng rừng gỗ lớn trở thành ngành nghề mới nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7

TIN MỚI

Return to top