ClockThứ Bảy, 24/04/2021 11:51

Khu vực rừng bị khai thác trái phép thuộc tỉnh Quảng Trị quản lý

TTH.VN - Thông tin trên được ông Ngô Hữu Phước, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới xác nhận với Thừa Thiên Huế Online vào ngày 24/4 sau khi lực lượng kiểm lâm kiểm tra, xác minh thông tin khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn xã Hồng Thủy.

Giải pháp nào để ngăn chặn nạn phá rừng hiệu quả?Kiểm tra thông tin rừng Tùng Ta Lăng bị chặt pháPhát hiện rừng ở A Lưới bị đốn hạ

Đoàn kiểm tra thực tế tại hiện trường

Theo ông Phước, sau khi có thông tin phản ánh khu vực rừng Tùng Ta Lăng (tên khu rừng người dân hay gọi) bị chặt phá, đoàn kiểm tra gồm: Đại diện Chi cục Kiểm lâm vùng II, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện Hạt Kiểm lâm A Lưới đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản liên quan vụ việc.

Qua thông tin báo chí phản ánh, đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trên 2 tuyến đường mòn và phát hiện hiện 27 cây bị cắt hạ, 23 lóng gỗ tròn (35,54 m3), 46 hộp gỗ xẻ (9,020 m3). Vết cắt trên thân cây cho thấy có cả mới và cũ. Toàn bộ gốc cây, lóng, hộp gỗ không có dấu hiệu đánh dấu đã kiểm tra của cơ quan chức năng.

Đại diện Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới cho biết, qua kết quả kiểm tra hiện trường, đoàn kiểm tra nhận thấy các cây gỗ bị khai thác có tính chọn lọc, nằm dọc hai bên tuyến đường mòn, có đường kính gốc từ 40cm - 150cm. Đa phần số cây trên bị cắt khúc, xẻ hộp bằng cưa xích và lấy đi một phần thân cây dưới có giá trị, để lại hiện trường nhiều bìa bắp, mùn cưa, cành ngọn và một số lóng, hộp gỗ đã cắt, xẻ theo quy cách nhưng chưa kịp vận chuyển. Trên tuyến đường kiểm tra, đoàn kiểm tra không phát hiện bãi tập kết gỗ. Quan sát các lối mòn cho thấy, gỗ được vận chuyển chủ yếu bằng mang vác, gùi và trâu kéo.

Đoàn kiểm tra đánh dấu các cây gỗ bị chặt phá tại hiện trường

Khu vực rừng bị khai thác được giao khoán cho nhóm hộ ông Hồ Văn Toàng, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020.

Tuy nhiên qua kiểm tra thực tế hiện trường, hồ sơ và tài liệu liên quan; đồng thời đối chiếu với Bản đồ địa giới hành chính xã Hồng Thủy theo Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 15/5/2019 của Chính phủ do Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế cung cấp (bản đồ số), toàn bộ diện tích rừng bị khai thác trái phép nêu trên đã được giao cho tỉnh Quảng Trị quản lý (Biên bản thống nhất quản lý đường địa giới hành chính và bàn giao, tiếp nhận hiện trạng sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất, nhân khẩu hộ khẩu thực hiện theo Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 15/5/2019 của Chính phủ tại khu vực giữa xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và xã A Bung, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị ngày 24/3/2020 giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị).

Đoàn kiểm tra kết luận việc khai thác gỗ trái phép theo thông tin phản ánh là đúng sự thật. Tình trạng này xảy ra vào các thời gian khác nhau, có tính chất phức tạp, nhưng chưa được cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Khu vực rừng bị khai thác trái phép đã được giao cho tỉnh Quảng Trị quản lý theo Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 15/5/2019 của Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Trị.

Tin, ảnh: Triều Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại A Lưới

Ngày 24/12, Đoàn viên thanh niên, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới).

Khánh thành công trình thanh niên Thắp sáng đường quê tại A Lưới

TIN MỚI

Return to top