ClockThứ Ba, 07/02/2023 06:09

Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP

TTH - Hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại (XTTM) các sản phẩm OCOP của hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được Sở Công thương triển khai tích cực và có hiệu quả, góp phần làm nên thành công của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Động lực phát triển nông thôn từ sản phẩm OCOPThêm một cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của Quảng ĐiềnHợp tác xã với sản phẩm OCOP

Khách hàng đến tham quan, mua sắm hàng hóa của HTX, doanh nghiệp

Giám đốc HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Điền), ông Võ Văn Dinh chia sẻ, thành công trong hoạt động của HTX thời gian qua nhờ nắm bắt nhu cầu thị trường về hàng mây tre mỹ nghệ. Trong đó phải kể đến sự quan tâm, hỗ trợ của ngành nông nghiệp, công thương, Liên minh HTX tỉnh... tạo điều kiện kết nối cung cầu, XTTM hàng thủ công mỹ nghệ mây tre.

Hàng năm, HTX tạo ra từ 30-40 mẫu mới, đến nay đã sáng tạo trên 500 mẫu các loại, tạo sự đa dạng, phong phú về chủng loại, phục vụ nhiều đối tượng như đồ dùng trang trí nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, đồ dùng gia đình, hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch… HTX tích cực tham gia các hội chợ triển lãm của các ban ngành tổ chức trong và ngoài tỉnh, nhờ đó sản phẩm được giới thiệu rộng rãi, thu hút khách ngày càng đông.

Từ năm 2020, HTX tích cực tham gia dự thi, đánh giá sản phẩm OCOP và được hội đồng tỉnh đánh giá đạt tiêu chuẩn 4 sao. Sau khi tham gia thực hiện chương trình OCOP, sản phẩm của HTX có nhiều thay đổi về chất lượng, thương hiệu được nâng lên, khách hàng biết đến nhiều hơn. Doanh thu hàng năm tăng từ 20%-30%, thu nhập của thành viên tăng từ 10%-15%.

Theo Sở Công thương, thời gian qua đơn vị triển khai các hoạt động hỗ trợ các HTX trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động XTTM, đẩy mạnh sản xuất và quảng bá các sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP địa phương. Thông qua các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, thị trường tiêu thụ, các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng được mở rộng và đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Việc tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước tạo cơ hội cho các đơn vị tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm.

Sản phẩm OCOP được bày bán tại hội chợ thương mại

Xác định vai trò quan trọng của công tác XTTM, tăng cường hoạt động kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP, Sở Công thương tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, tham gia các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa trong và ngoài nước, kết nối sản phẩm địa phương vào hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh… Từ đó tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng kênh phân phối, phát triển thị trường tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của tỉnh, trong đó có sản phẩm OCOP địa phương.

Theo Sở Công thương, từ lợi thế về chủ trương và phối hợp thực hiện nhịp nhàng giữa các sở, ngành, cũng như HTX, doanh nghiệp, thời gian gần đây, hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, góp phần nâng cao uy tín, vị thế sản phẩm OCOP của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến chưa thực sự phát huy hết vai trò, hiệu quả như mong đợi. Để triển khai có hiệu quả và phong phú về nội dung hoạt động, XTTM cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, sự phối hợp, hưởng ứng tham gia tích cực từ các đơn vị, HTX, doanh nghiệp của tỉnh.

Với phương châm mở rộng, đổi mới phương thức triển khai thực hiện, nâng cao chất lượng XTTM, Sở Công thương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả, góp phần tăng cường hoạt động kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP. Theo đó, chú trọng quảng bá, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin XTTM, đẩy mạnh cung cấp thông tin về dự báo tình hình thị trường trong và ngoài nước, tạo cơ hội giao thương, các chương trình XTTM trọng điểm. Đặc biệt tháo gỡ những rào cản thương mại, cảnh báo thị trường nhằm giúp các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hạn chế rủi ro trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thông qua trang thông tin điện tử.

Các hội chợ triển lãm thường niên được duy trì theo chương trình XTTM của tỉnh; trong đó lựa chọn, vận động các HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực, OCOP địa phương có uy tín. Hàng hóa phải đảm bảo chất lượng khi tham gia các chương trình, nhằm hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và thúc đẩy lưu thông hàng hóa nội địa. Các doanh nghiệp, HTX được hỗ trợ tham gia các hội chợ - triển lãm trong và ngoài nước, tập trung vào các chương trình trọng điểm, có tính chất khu vực, quốc tế được tổ chức tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Đối với hội chợ - triển lãm tại nước ngoài, Sở Công thương sẽ tập trung triển khai chương trình hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, như mặt hàng dệt may, nông sản thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP địa phương nhằm duy trì kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, truyền thống, kết hợp mở rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, tiềm năng… Đồng thời, hướng sự chú ý tới các thị trường Việt Nam đã hoặc chuẩn bị ký kết các FTA, nơi các sản phẩm của Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng sẽ có cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Bài, ảnh: Chính Ngọc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top