ClockThứ Ba, 24/10/2023 14:43

Gỡ khó trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719

TTH - Tuy đã được một số kết quả tích cực sau 3 năm thực hiện nhưng Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) (Chương trình MTQG 1719) vẫn còn gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần được tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.

Hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm gần 9,9%Kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719Nhiều công trình phát huy hiệu quả từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia 1719Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (áo xanh ở giữa) khảo sát các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 tại huyện A Lưới 

Tỷ lệ giải ngân còn thấp

Qua rà soát, nắm bắt từ cơ sở, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 còn gặp một số khó khăn. Cụ thể, việc giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ còn chậm, tỷ lệ giải ngân còn thấp.

Tổng nguồn vốn kế hoạch giai đoạn 2021-2023 thuộc Chương trình là 422.102 triệu đồng, bao gồm vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và vốn tín dụng chính sách. Nguồn ngân sách trung ương phân bổ thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 241.399 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển 120.432 triệu đồng; vốn sự nghiệp 120.967 triệu đồng. Tuy nhiên, tình hình giải ngân từ tháng 1/2023 đến ngày 27/8/2023 còn khá chậm: Vốn đầu tư phát triển giải ngân đạt 21%; vốn sự nghiệp giải ngân đạt 9,3%.

Liên quan đến Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 gồm 4 nội dung chính: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở; nhà ở; đất sản xuất và nước sinh hoạt. Trong đó, nội dung được địa phương cũng như người dân quan tâm, mong chờ nhất là giải quyết vấn đề nhà ở. Theo đó, nguồn vốn thực hiện Dự án 1 giai đoạn 2021-2025 là 102.812 triệu đồng. UBND tỉnh đã ủy quyền giao cho Ban Dân tộc tỉnh ban hành hướng dẫn quy trình rà soát đối tượng, quy định đối tượng ưu tiên thuộc Dự án 1 của Chương trình. Tuy nhiên, đến hết năm 2022, Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa ban hành được định mức hỗ trợ 1 căn nhà, chưa có hướng dẫn rõ về cơ chế thanh toán nguồn vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ trực tiếp cho từng hộ gia đình. Vì vậy, mặc dù các địa phương đã tiến hành rà soát, thẩm định, phê duyệt đối tượng thụ hưởng, nhưng không thể giải ngân được nguồn kinh phí được giao.

Đối với tiểu dự án 1, Dự án 3 về phát triển nông lâm nghiệp bền vững, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nguồn vốn Trung ương cấp nhiều hơn so với nhu cầu thực tế tại địa phương. Nội dung đầu tư hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu dự án 2, Dự án 3 còn nhiều vướng mắc do dự án đang trong quá trình thẩm định, phê duyệt, nên đến nay chưa thể triển khai.

Về việc hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc tiểu dự án 2, Dự án 3 vẫn đang còn gặp khó khăn do đang chờ Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định định mức hỗ trợ 1 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, dự án phát triển sản xuất cộng đồng. Hiện nay, các địa phương đang ban hành các thông báo mời thầu hoặc tổ cộng đồng đăng ký phương án, kế hoạch phát triển sản xuất để được phê duyệt.

Thêm vào đó, các dự án, nội dung thành phần quan trọng của Chương trình, có nguồn vốn lớn triển khai chậm. Cụ thể như các dự án: Xây dựng làng văn hóa các DTTS ở 2 huyện A Lưới, Nam Đông; Dự án quy hoạch bố trí ổn định dân cư xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới... khó triển khai do không có hoặc rất ít đối tượng tham gia đào tạo nghề…

Từng bước gỡ khó

Trước tình hình còn nhiều khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc thực hiện cũng như giải ngân vốn thuộc Chương trình MTQG 1719, là cơ quan chủ trì, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, quyết liệt, trách nhiệm, cùng với các sở, ngành liên quan để tìm hướng tháo gỡ.

Ban Dân tộc đã tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 12/5/2023 quy định mức hỗ trợ nhà ở, theo đó: Ngoài NS TW hỗ trợ 40 triệu đồng, thì NS địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác là 20 triệu đồng/hộ. Đồng thời, tổ chức các đợt hướng dẫn, trực tiếp đến từng địa phương (huyện/xã) để rà soát, thẩm định đúng đối tượng; từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án 1.

Theo ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, ngày 24/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, trong đó có bổ sung điều khoản hướng dẫn quy trình hỗ trợ và giải ngân nguồn kinh phí đầu tư công hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình. Vì vậy, các địa phương mới đủ cơ sở để triển khai thực hiện”.

Đối với Dự án 3 về phát triển nông lâm nghiệp bền vững, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, ngày 28/6/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định Quy định mức hỗ trợ cụ thể từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện một dự án, kế hoạch phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ trợ một dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình MTQG 1719. Hiện nay, Ban Dân tộc cũng đang tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định định mức hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch, phương án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và cộng đồng. Nhờ vậy, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện theo đúng mùa vụ…

Trong phiên họp sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã yêu cầu các địa phương cần rà soát, tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh phân bổ, cân đối nguồn vốn phân bổ giữa các nội dung thành phần, các địa phương theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu và khả năng giải ngân của từng sở, ngành, địa phương, trong đó, ưu tiên các xã, thôn khó khăn nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù. Bên cạnh đó, các địa phương tập trung tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện các dự án quan trọng cũng như các nội dung hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, góp phần hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu về thu nhập bình quân, chỉ tiêu về giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất một cách bền vững tại vùng đồng bào DTTS&MN.

“Tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương khắc phục khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện thuộc thẩm quyền của tỉnh, phấn đấu đảm bảo và đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình để người dân sớm được thụ hưởng chính sách và địa phương hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Bạch Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi: Dấn thân và hy sinh

Điều trị ung thư nhi có sự đóng góp quan trọng của xạ trị. Với nhiều đơn vị y tế, phương pháp này là một thách thức đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế trở thành một trong hai đơn vị hiếm hoi của cả nước triển khai xạ nhi gây mê nhờ có nhiều lợi thế.

Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi Dấn thân và hy sinh
Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục

Ngày 8/12, các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình 90 phút sáng Chủ nhật xây dựng cơ quan, trường học xanh - sạch - sáng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện phong trào Chủ nhật xanh tại các trường.

Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung

Ngày 5/12/2024, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương kiêm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã ký ban hành Công văn về điều chỉnh Kế hoạch số 04-KH/BCĐ.

Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ TW Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung

TIN MỚI

Return to top