ClockThứ Năm, 20/02/2020 09:54

Dự báo xuất khẩu tôm sang EU đạt 800 triệu USD trong năm 2020

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hầu hết tôm nguyên liệu nhập khẩu vào EU sẽ được giảm thuế từ mức 12 - 20% xuống 0% ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Dự báo xuất khẩu tôm sang EU tăng 15%, đạt 800 triệu USD trong năm 2020.

Xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo thuận lợi hơn trong năm 2020Mỹ ngăn chặn nhập khẩu tôm từ nhiều doanh nghiệp Malaysia do sử dụng kháng sinhXuất khẩu tôm sang EU giảm mạnhXuất khẩu tôm kỳ vọng bứt phá trong những tháng cuối nămXuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tích cựcPhạt đến 1 tỷ đồng, tù 1-5 năm nếu nhập khẩu, phát tán tôm hùm đấtXuất khẩu tôm sang ASEAN: Những lợi thế về thuế quan và tiềm năng thị trường

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, trong quý cuối cùng của năm 2019, xuất khẩu tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm.

Theo đại diện VASEP, Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020 có thể tạo kỳ vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020.

Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy ở khu công nghiệp phường 8, thành phố Cà Mau. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12 - 20 % xuống 0 %, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0 % sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU, tôm của Việt Nam sẽ có lợi thế rõ rệt so với các nước sản xuất khác. Cụ thể, với tôm sú xuất sang EU sẽ được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0 % ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0 % sau 5 năm. Trong khi đó, Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12 %, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2 %, Indonesia hưởng thuế GSP4,2 %, Ecuador thuế cơ bản 12 %.

Khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường cao cấp rộng, đủ dư địa các doanh nghiệp tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình. Năm 2020 diễn ra vòng chung kết Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu (UEFA Euro 2020), cũng có thể khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản bao gồm tôm trong khu vực tăng.

Nửa đầu tháng 1/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 17,5 triệu USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong quý I/2020 vẫn giảm mạnh do dịch COVID-19, các nhà nhập khẩu EU chưa mua vào nhiều do chờ giá giảm, Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với Ecuador trên thị trường EU do Ecuador không xuất được sang Trung Quốc, chuyển hướng sang EU.

Tuy nhiên, VASEP dự báo xuất khẩu tôm sang EU cả năm 2020 sẽ khả quan hơn năm 2019 vì ngành tôm có thể tận dụng ưu đãi thuế quan từ FTA, có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia vì khả năng 3 nước này sẽ không tập trung cho thị trường EU khi mà sản lượng của họ dự báo không tăng trong năm nay.

Dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng mức khả quan nhất là 15%, đạt 800 triệu USD trong năm 2020.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026

Ngành du lịch toàn cầu đang chứng kiến bước chuyển đổi đáng chú ý, được đánh dấu bằng sự tăng trưởng ổn định, bền vững dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2026. Sau khi trải qua quá trình phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19, ngành này hiện đang bước vào giai đoạn tăng trưởng cân bằng.

Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026
ADB: Khu vực Thái Bình Dương dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 14/8 vừa công bố Giám sát kinh tế Thái Bình Dương (PEM) cho thấy khu vực Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm 2024 và 4,0% trong năm 2025, nhưng nhu cầu xây dựng khả năng phục hồi vẫn cần được duy trì.

ADB Khu vực Thái Bình Dương dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top