ClockThứ Bảy, 25/02/2023 06:45

Điểm sáng từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

TTH - Năm qua, các cấp hội nông dân (HND) vận động 53.322 hộ hội viên, nông dân (HVND) đăng ký danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp và đã có gần 32 ngàn hộ đạt danh hiệu này.

Sức bật phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏiGóp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mớiRa mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”

Mô hình trồng đậu bắp của nông dân Quảng Điền cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha

Nhiều nông dân thu nhập tiền tỷ

Hộ nông dân SXKD giỏi trên địa bàn tỉnh xuất hiện trên nhiều lĩnh vực, đa dạng trong ngành nghề nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ và phát triển ngành nghề nông thôn. Nhiều nông dân trở thành chủ doanh nghiệp, chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các chủ gia trại, trang trại có thu nhập cao từ 1-2 tỷ đồng mỗi năm. Điển hình như các hộ ông Nguyễn Năm ở xã Quảng Ngạn (Quảng Điền) làm dịch vụ và nuôi trồng thủy sản, thu nhập hàng năm trên 1,3 tỷ đồng; ông Trần Quân ở phường Thuận An (Phú Vang) với mô hình đánh bắt xa bờ và làm dịch vụ hậu cần nghề cá; ông Đỗ Sanh ở xã Điền Lộc (Phong Điền) với mô hình canh tác nông nghiệp bền vững cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm; hộ ông Nguyễn Văn Tùy ở xã Lộc Bổn với mô hình nông lâm nghiệp kết hợp, thu nhập 1,750 tỷ đồng/năm; hộ ông Trương Công Lời ở xã Vinh Xuân (Phú Vang) với mô hình trồng sen Huế kết hợp nuôi vịt trời, chăn nuôi bò sinh sản thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

Nhiều HVND nhạy bén thị trường, tích cực tìm tòi, học hỏi những kiến thức về kỹ thuật canh tác tiến bộ, sáng tạo trong SXKD, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào xuất, mang lại hiệu quả cao. Các hộ tiếp cận kịp thời các dịch vụ hỗ trợ để áp dụng phương pháp canh tác mới, như trồng cà gai leo ở Lộc Hòa, trồng sen cao sản ở Phú Mỹ, nuôi cá lóc đầu nhím ở Vinh Mỹ, nuôi ong ruồi ở Nam Đông, nuôi hàu sữa ở Lăng Cô, trồng ổi ở Hương Văn, trồng hoa và rau ở A Lưới, trồng atiso ở Phú Vang, Phong Điền. Các mô hình nuôi cá chình giống và thương phẩm của ông Lê Quang Cao ở thị trấn Sịa, mô hình trồng rừng FSC của các ông Nguyễn Văn Tùy, Hồ Đa Thê ở Lộc Bổn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kinh tế gia trại, trang trại của HVND có bước phát triển mới, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm cho nhiều nông dân như ông Nguyễn Phú Cường ở Thuỷ Vân (TP. Huế), ông Nguyễn Thuận ở Quảng Điền… Các nghề truyền thống được nhiều hộ nông dân khôi phục, giải quyết việc làm ở nông thôn như nghề chạm khắc Mỹ Xuyên, nghề gốm Phước Tích ở Phong Hòa, nghề mây tre đan ở làng nghề Bao La, Thủy Lập, hoa giấy Thanh Tiên, nghề dệt zèng ở A Lưới, mây tre đan ở Phú Hiệp, chẻ tăm hương ở Dương Hòa...

Nhiều hộ gia đình nông dân phát triển kinh doanh, dịch vụ, mở ra ngành nghề mới mang lại lợi ích cho gia đình và cộng đồng. Hội viên người dân tộc thiểu số ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới đã vượt qua tập quán canh tác lạc hậu, tích cực tìm tòi học hỏi, cần cù lao động, áp dụng phương thức canh tác tiến bộ, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề đã vượt qua đói nghèo, trở nên khá giả. Điển hình như hộ Lê Thanh Khiết ở xã Lâm Đớt, bà Hà Thị Khiết ở xã Hồng Hạ, hay hộ bà Nguyễn Thị Thững ở xã Hồng Thượng (A Lưới)…

Hỗ trợ thiết thực

Phó Chủ tịch Thường trực HND tỉnh, ông Trần Văn Lập đánh giá, phong trào nông dân SXKD giỏi tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao về chất lượng, có sức lan tỏa, thu hút HVND tham gia. Từ các hoạt động hỗ trợ vốn, phong trào nông dân SXKD giỏi xuất hiện nhiều hộ nông dân SXKD giỏi vừa làm giàu cho gia đình, vừa giúp đỡ các hộ nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương về vốn, việc làm để vươn lên thoát nghèo; xuất hiện những mô hình liên kết, hợp tác trong SXKD mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tính riêng 5 năm qua, các cấp HND triển khai xây dựng hơn 300 mô hình trình diễn về kỹ thuật nuôi ếch, gà thả vườn - giun quế, mô hình ương nuôi cá giống, trồng hoa, trồng rau an toàn, trồng sen cao sản, nuôi dê sinh sản, nuôi ong Italia, ong ruồi, trồng bưởi da xanh, ổi Đài Loan…

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc HND tỉnh mở hàng chục lớp sơ cấp nghề, đào tạo cho 1.069 học viên. Trung tâm chủ động liên kết với Công ty CP Đầu tư dệt may Thiên An Phát, Công ty CP May xuất khẩu Đại Việt đào tạo các lớp sơ cấp nghề may công nghiệp; liên kết với Công ty TNHH Quốc tế Thành Đạt đào tạo hệ sơ cấp nghề chế tác kim hoàn. Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên đủ tiêu chuẩn được công ty tuyển dụng vào làm việc có thu nhập ổn định. Trung tâm phối hợp với Công ty KUBUTA giới thiệu bán 30 máy gặt đập liên hợp cho nông dân theo chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

Phong trào nông dân SXKD giỏi còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ giữa các gia đình HVND, góp phần nâng cao năng lực SXKD cho các chi, tổ HND theo nghề nghiệp; các câu lạc bộ, tổ, nhóm khuyến nông, tổ liên kết hợp tác sản xuất, tổ tín dụng tiết kiệm, các mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể được thành lập ở khắp các địa phương trong tỉnh. Các cấp HND toàn tỉnh đã vận động và hướng dẫn thành lập 42 mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể.

Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đang quản lý gần 36 tỷ đồng, đã giải ngân 177 dự án với số tiền 32,515 tỷ đồng cho 971 hộ vay. Hoạt động cho vay, thu hồi vốn được thực hiện theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo an toàn nguồn vốn. Tính đến ngày 31/1/2023, tổng dư nợ ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội qua tổ chức HND đạt hơn 1.074 tỷ đồng, cho 25.878 hộ vay với 694 tổ; dư nợ tại Ngân hàng NN&PTNT đạt 232,508 tỷ đồng với 2.608 hộ vay; dư nợ tại Ngân hàng Liên Việt 59 tỷ đồng với 2.052 hộ vay.

Bài, ảnh: THẾ NGA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và phát triển ngành nông nghiệp địa phương, thời gian qua, UBND huyện A Lưới thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) kiểm tra, rà soát và bố trí kinh phí để từng bước đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top