ClockThứ Tư, 14/12/2022 19:37

Đề phòng rét đậm, rét hại ở vùng cao

TTH.VN - Từ ngày 17/12, Thừa Thiên Huế trời chuyển rét, vùng núi A Lưới, Nam Đông có rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở vùng núi A Lưới từ 11-13 độ C, các nơi khác 13-15 độ C.

Ứng phó mưa rét, bảo vệ vật nuôiMưa lớn, nguy cơ lũ quét ở miền núiĐề phòng lũ quét, sạt lở đấtBảo vệ gia súc, gia cầm mùa rét

Trong trường hợp trời rét đậm, rét hại, cần nuôi nhốt trâu, bò để tránh thiệt hại

Ngày 14/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh có văn bản gửi các địa phương, chủ hồ đập trên địa bàn về việc cảnh báo, ứng phó với không khí lạnh, rét hại, gió mạnh trên biển và mưa lớn diện rộng.

Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, hiện nay (14/12), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng từ chiều ngày 16/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ ngày 17/12, Thừa Thiên Huế trời chuyển rét, vùng núi A Lưới rét đậm, đêm và sáng có ngày có rét hại, vùng đồng bằng và Nam Đông trời rét, đêm và sáng có rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở vùng núi A Lưới từ 11-13 độ C, các nơi khác 13-15 độ C.

Từ chiều 16/12 ở Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sóng biển cao từ 2-4m.

Nhằm ứng phó với thời tiết xấu, yêu cầu các địa phương chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh. Các biện pháp an toàn cho cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là đối với vùng núi cao.

Cần gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc ở vùng núi cao đề phòng rét đậm, rét hại

Thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải) đang hoạt động trên biển biết diễn biến của gió mạnh trên biển để chủ động phòng tránh có kế hoạch sản xuất phùhợp đảm bảo an toàn về người và tài sản. Quản lý chặt số ghe thuyền bãi ngang ven biển.

Chi cục Chăn nuôi thú y (Sở NN&PTNT) chỉ đạo các địa phương có phương án bảo vệ, chống rét, chuẩn bị thức ăn cho các đàn gia súc, gia cầm đề phòng các đợt rét kéo dài, nhất là các địa phương thuộc miền núi huyện Nam Đông và A Lưới.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, hiện nay các phòng, ban đã phân công cán bộ phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia súc gia cố chuồng trại.

Hướng dẫn giảm đàn đối với các hộ chăn nuôi không chủ động đủ nguồn thức ăn dự trữ, các hộ trong vùng thấp trũng, vùng núi cao. Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các khu vực có nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Đồng thời, đối với vùng núi cao như A Lưới, Nam Đông, vận động người dân hạn chế nuôi thả rông gia súc, gia cầm. Đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát, có che chắn.

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top