ClockThứ Bảy, 16/05/2020 07:30

Cần giống lúa mới thích ứng biến đổi khí hậu

TTH - Với diện tích gieo cấy hàng năm lên đến hơn 11 nghìn ha (trong tổng số hơn 28 nghìn ha/vụ toàn tỉnh), giống lúa Khang Dân 18 (KD18) đã cho thấy phù hợp với nhiều chân đất. Tuy nhiên, qua thời gian, giống này bắt đầu có hiện tượng thoái hóa với các biểu hiện sâu bệnh nặng, ngã đổ hàng loạt, ảnh hưởng năng suất, sản lượng.

Thêm giống lúa mới cho nông dân và người tiêu dùngGiống lúa Kim Cương 111 đạt năng suất gần 76 tạ/haGiống lúa mới cho vùng đất phèn

 Khảo nghiệm các giống lúa mới dần thay thế giống KD18

Thoái hóa 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (Sở NN&PTNT), giống lúa KD18 được Bộ NN&PTNT công nhận và đưa vào cơ cấu giống của tỉnh khoảng 20 năm nay. Với diện tích gieo cấy hàng năm chiếm hơn 35% tổng diện tích lúa toàn tỉnh, KD18 mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân. 

Qua thời gian, giống lúa này đã bộc lộ nhiều nhược điểm về sinh trưởng, sâu bệnh và chống chịu với thời tiết.

Tại HTX NN Thủy Thanh (TX. Hương Thủy), diện tích canh tác lúa KD18 dao động khoảng 10- 12% trên tổng diện tích 315 ha lúa toàn HTX.

Nông dân Nguyễn Việt Tuân (Thanh Tuyền, Thủy Thanh) cho biết: So với các giống lúa khác, KD18 trước đây được nông dân lựa chọn vì giống lúa này đạt năng suất cao (từ 3,5-4 tạ/sào), thị trường, đầu ra dễ tìm kiếm. Nhiều năm nay, tình trạng ngã đổ đã khiến nông dân e ngại với giống lúa này và nếu được hỗ trợ giống, đảm bảo đầu ra thì người dân sẵn sàng chuyển đổi.

Ông Phùng Hữu Thạnh, Giám đốc HTX NN Thủy Thanh thông tin, từ nhiều vụ đông xuân trước, diện tích sử dụng giống KD18 của HTX lên đến 45% do giống lúa này phù hợp với cách canh tác “ăn chắc mặc bền” của nông dân. Nhiều nông dân chưa có điều kiện tiếp xúc với các loại giống mới nên vẫn chọn KD18 như giống lúa truyền thống. Hiện nay, HTX chỉ đưa vào sản xuất khoảng 12% diện tích. Nguyên nhân giống lúa này thường xuyên bị đổ ngã do thân cao và ngày càng có biểu hiện bệnh nặng hơn. Từ nhiều năm nay, HTX NN Thủy Thanh đưa giống  KH1, J02 vào thay thế với đặc tính chống đổ ngã tốt hơn, năng suất cao (bình quân 3,4-3,5 tạ/sào), giá thóc khô “nhỉnh” hơn KD18 từ 1-2 nghìn đồng/kg.

Tại HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nam Vinh (Quảng Vinh, Quảng Điền) hàng năm đưa vào gieo cấy 72 ha giống lúa KD18, trên tổng diện tích 130 ha toàn HTX. Mặc dù với đặc tính dễ đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và làm tăng chi phí thu hoạch nhưng đây là giống lúa có hàm lượng tinh bột cao nên phù hợp với việc cung cấp nguyên liệu cho làng bún Ô Sa tại địa phương này. Hàng năm, làng bún Ô Sa tiêu thụ khoảng 70% sản lượng gạo từ giống KD18 của HTX Nam Vinh.

Qua hai đợt mưa lớn đã làm khoảng 17 nghìn ha lúa đông xuân bị đổ ngã, trong đó chủ yếu giống lúa KD18

Chuyển đổi dần

Nhiều năm nay, HTX NN Đông Phú (Quảng An, Quảng Điền) không còn sử dụng giống KD18 mà chuyển qua canh tác gần như “độc canh” giống lúa 4B với 98% diện tích.

Theo ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX NN Đông Phú, trước đây, HTX có sử dụng giống lúa KD18 nhưng qua một vài mùa vụ đổ ngã nhiều nên đơn vị không đưa vào cơ cấu giống lúa này nữa mà dần sử dụng các giống lúa mới. Với cơ cấu chính tại HTX vụ đông xuân dùng giống 4B, hè thu TH5 và đưa vào khảo nghiệm thêm các giống mới như J02, VNR20, ST24… để có cơ sở sản xuất vụ đông xuân kế tiếp.

HTX gần như “độc canh” giống 4B vì giống này phù hợp với đồng đất Đông Phú, mặc dù sinh trưởng dài ngày nhưng cho năng suất ổn định (bình quân 72 tạ/ha) và chống đổ ngã tốt. Giống lúa này giá thóc khô khoảng 7,3 nghìn đồng/kg, cao hơn giống KD18.

Ông Lê Quý Thảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho rằng, hiện nay trong cơ cấu giống lúa chủ lực của tỉnh, KD18 vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điển hình như vụ đông xuân năm 2019-2020 toàn tỉnh đưa vào sản xuất KD18 hơn 11 nghìn ha, còn lại một số giống mới như HN6, TH1, TH5…

Thực tế qua nhiều năm sản xuất, giống lúa này có khả năng bị thoái hóa, bộc lộ nhiều nhược điểm như thân cao, không cứng cây, dễ đổ ngã và khả năng chống chịu thời tiết ngày một kém. Nguyên nhân có thể do thời gian sử dụng dài và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo ông Thảo, các biểu hiện rõ rệt hơn trong những năm gần đây là các loại sâu bệnh rầy nâu, khô vằn, đạo ôn nhiễm nặng hơn trước.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở NN&PTNT, những vụ tới tiếp tục vận động người dân chuyển dần sang các giống lúa mới có năng suất, sản lượng cao và chống đổ ngã tốt. Hiện nay, qua công tác khảo nghiệm hàng năm của các đơn vị đã chọn được các giống lúa mới như DT100 (KH1), một số HTX đã đưa vào sản xuất giống này và dần thay thế KD18. Giống KH1 năm 2019 cũng đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống lúa được lưu hành và đưa vào cơ cấu giống ở các địa phương. Thời điểm hiện tại, KH1 đã đưa vào sản xuất khoảng 3.000 ha toàn tỉnh với năng suất 70-80 tạ/ha. Giống lúa này chống đổ ngã rất tốt và bắt đầu có thị trường tiêu thụ ổn định.

Hai đợt mưa lớn cuối tháng 4 làm khoảng 17 nghìn ha lúa đông xuân (trên diện tích hơn 28 nghìn ha toàn tỉnh) bị đổ ngã, trong đó chủ yếu giống lúa KD18. UBND tỉnh kiến nghị Bộ NN&PTNT quan tâm hỗ trợ tỉnh 1.000 tấn lúa giống phục vụ gieo sạ vụ hè thu năm 2020. Về lâu dài, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế vùng, chuyển đổi hình thức kinh doanh ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Những xu hướng mới trong ngành xe nâng mà bạn cần biết

Công ty Cổ phần Xe nâng Thiên Sơn thành lập vào năm 2017 là đại diện chính thức, duy nhất của thương hiệu xe nâng Hangcha tại Việt Nam. Với tầm nhìn trở thành nhà phân phối xe nâng hàng đầu tại thị trường trong nước, Thiên Sơn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao giúp doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật xu hướng mới để duy trì tính cạnh tranh.

Những xu hướng mới trong ngành xe nâng mà bạn cần biết
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Chuẩn bị cho một khởi động mới

Từ ngày 1/1/2025, huyện Phong Điền trở thành thị xã khi Nghị quyết (NQ) số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 -2025 có hiệu lực. Trước vận hội mới, Phong Điền đã chuẩn bị tâm thế để tăng tốc phát triển bền vững.

Chuẩn bị cho một khởi động mới
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

TIN MỚI

Return to top