ClockThứ Năm, 13/01/2022 20:16

Biến rơm rạ thành phân hữu cơ

TTH.VN - Chiều 13/1, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội đồng nghiệm thu dự án "Ứng dụng chế phẩm vi sinh Quế Lâm để xử lý rơm, rạ ngay sau vụ thu hoạch tại đồng ruộng thành phân bón hữu cơ cho vùng trồng lúa tại Thừa Thiên Huế"

Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi bền vữngA Lưới hợp tác với tập đoàn Quế Lâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Rơm rạ được nông dân xã Thủy Phù (Hương Thủy) giữ lại để xử lý thành phân hữu cơ

Đề tài do Công ty TNHH MTV Nông nghiệp organic Quế Lâm chủ trì và KS Hồ Đăng Khoa, Phó Giám đốc Công ty này làm chủ nhiệm thực hiện từ tháng 6/2020.

Với mục tiêu của dự án, công ty xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh Quế Lâm xử lý rơm, rạ ngay sau vụ thu hoạch thành phân bón hữu cơ tại 10 điểm, với quy mô 100ha tại Thủy Phù (Hương Thủy) và Hương Toàn (Hương Trà); trong đó có 42 ha sản xuất lúa hữu cơ và 58 ha sản xuất lúa truyền thống. Dự án hoàn thiện quy trình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh Quế Lâm thành phân bón hữu cơ trên đồng ruộng và quy trình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng chế phẩm vi sinh Quế Lâm để xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch.

Qua so sánh, việc sử dụng chế phẩm vi sinh Quế Lâm xử lý rơm rạ sau thu hoạch cây lúa phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 1-3 ngày. Bên cạnh đó, tình hình sâu hại ở các mô hình trồng lúa ứng dụng chế phẩm vi sinh Quế Lâm xử lý rơm rạ sau thu hoạch khá thấp. Năng suất thực thu các mô hình sản xuất lúa hữu cơ hoặc vô cơ có sử dụng chế phẩm vi sinh Quế Lâm xử lý rơm rạ cao hơn mô hình đối chứng từ 0,7-1,1 tấn/ha...

Tại hội nghị nghiệm thu, các thành viên hội đồng đánh giá dự án có tính ứng dụng thực tế cao, không chỉ mang hiệu quả kinh tế mà khi ứng dụng các quy trình trên góp phần giảm lượng phân hóa học, tránh ô nhiễm môi trường, đồng ruộng và nguồn nước... Do đó, dự án cần nhân rộng trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các tỉnh bạn...

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

TIN MỚI

Return to top