ClockChủ Nhật, 31/07/2022 07:54

Niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng kinh doanh

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), có tới 85% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng triển vọng kinh doanh quý 3/2022 sẽ bằng hoặc tốt hơn so với quý trước. Việc tiếp tục duy trì các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp là cần thiết để họ có cơ hội phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Kết nối chuyển đổi kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệpSự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sốNhiều doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn

Sản xuất linh kiện máy móc tại Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Tín hiệu tốt về GDP, nhiều doanh nghiệp quay trở lại

Xung đột giữa Nga và Ukraina kéo dài đã làm gián đoạn nguồn cung lương thực và nhiên liệu toàn cầu, gây ra nguy cơ khủng hoảng năng lượng, lương thực và làm cho giá cả trên thị trường thế giới tăng. Hầu hết các tổ chức quốc tế đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Việt Nam dường như đang đi ngược xu thế khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao trong quý 2/2022.

Trong báo cáo Triển vọng toàn cầu quý 3/2022, ngân hàng United Overseas Bank (UOB) có trụ sở tại Singapore đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam từ 6,5% lên 7,0%. Dự báo này đi kèm giả định không có thêm sự gián đoạn nào do COVID-19 và tăng trưởng GDP của 6 tháng cuối năm là khoảng 7,6 - 7,8%.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect duy trì dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong 7,1%. Nhìn chung, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022.

Theo PGS TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), mặc dù 6 tháng đầu năm 2022, thế giới có nhiều biến động về giá xăng dầu, lương thực thực phẩm nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có bước tăng trưởng ngoạn mục. Điều này thể hiện qua các con số như mức độ tăng trưởng kinh tế quý 2/2022 đạt 7,72%, cao nhất trong hơn 10 năm qua, góp phần thúc đẩy GDP 6 tháng tăng 6,42%; trong khi đó chỉ số lạm phát cũng nằm trong giới hạn 2,44%; dịch vụ tăng trưởng cao 6,6%, đóng góp khoảng 46% vào chỉ số tăng trưởng nền kinh tế quý 2/2022.

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc khi có tới 116.900 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.

“Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 là 76.233 doanh nghiệp, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tính trung bình giai đoạn 2017 - 2021 thì con số này cũng gấp 1,2 lần. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm vượt mốc 70.000 doanh nghiệp và cũng là mức kỷ lục trong giai đoạn này”, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ Phó phụ trách Vụ Công nghiệp và Xây dựng – TCTK cho biết.

Theo đó, Hà Nội và Thành phố (TP) Hồ Chí Minh tiếp tục có số doanh nghiệp thành lập mới. Hà Nội có 14.628 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021; TP Hồ Chí Minh có 22.469 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 là 40.667 doanh nghiệp, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,9 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021.

Bà Phí Thị Hương Nga chia sẻ: Những con số trên phần nào cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã dần trở lại sau hai năm COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang đối diện không ít khó khăn do giá xăng, dầu tăng cao và nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm làm cho sản xuất bị gián đoạn. Lưu thông hàng hóa ở một số thị trường bị gián đoạn dẫn đến thiếu hụt một số mặt hàng như: Thực phẩm, thuốc, phân bón, thiết bị y tế và thiết bị công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó, tác động lan truyền làm tăng chi phí sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực.

Thực hiện tốt gói hỗ trợ lãi suất 2%

Gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định của Chính phủ được ví von là “phao cứu sinh” đúng lúc để giúp doanh nghiệp sớm hồi phục sau đại dịch COVID-19. Thế nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp không thể vay được vốn do chưa đáp ứng được điều kiện do phía ngân hàng đưa ra.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Công ty TNHH Cao su Đức Minh cho biết: Doanh nghiệp này đang vay vốn ngân hàng với lãi suất trên 8%/năm. Mức lãi suất này đã tăng so với những tháng trước. Chúng tôi đã liên hệ với ngân hàng thương mại để hỏi về gói hỗ trợ nhưng họ bảo phải chờ hướng dẫn từ hội sở và đến giờ chưa có thông tin”.

Đối với gói cho vay ưu đãi hỗ trợ lãi suất 2%, hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ khó đáp ứng điều kiện về tài sản thế chấp, phương án kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ mong muốn ngân hàng nới lỏng điều kiện vay vốn để doanh nghiệp có thể dễ tiếp cận hơn với các gói hỗ trợ.

“Điều kiện để các doanh nghiệp muốn tiếp cận gói vay hỗ trợ lãi suất 2% phải không có nợ xấu, phải có doanh thu, lợi nhuận và tài sản đảm bảo, tôi e là quá nhiều. Có lẽ chỉ giữ điều kiện có tài sản đảm bảo thậm chí chúng ta có thể cho doanh nghiệp vay tín chấp và có thu nhập có dòng tiền trả nợ trong tương lai. Nợ xấu trong 2 năm đại dịch, hầu như doanh nghiệp nào cũng có”, TS, chuyên gia kinh tế, Nguyễn Minh Phong đề xuất.

Đại diện Hiệp hội Logistic Việt Nam (VLA) cho rằng: Toàn bộ hàng hoá nội địa bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu, giá vận tải tăng lên và tác động tới toàn bộ giá hàng hoá cung cấp ra thị trường. Điều chỉnh giá, cũng như tính đến phát triển dịch vụ hậu cần, kho bãi tại cảng, trung tâm của các thị trường lớn chủ lực cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam là “những bài toán cần lời giải”.

Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính trình giảm thuế xăng dầu ngay tháng 7/2022. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu, trước 30/7, Bộ Tài chính phải báo cáo Chính phủ các phương án giảm thêm thuế với xăng dầu. Việc giảm thêm thuế, phí này nhằm giảm chi phí, giá thành sản phẩm, góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ chính sách tiền tệ... cho cả trước mắt và trung hạn.

Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất, lãnh đạo TCTK đồng tình cần có các biện pháp nhanh chóng bình ổn giá xăng dầu, vì đây là nguyên vật liệu đầu vào của các ngành sản xuất; đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường, không bị đứt gãy, gián đoạn; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Theo Báo Tin Tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu

Sáng 24/1, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

Điểm nhấn công nghệ Việt Nam năm 2024 là sự kiện Tập đoàn NVIDIA (nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có giá trị vốn hoá 3.550 tỷ USD đã mua lại VinBrain của Tập đoàn Vingroup, tạo dấu mốc doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn ra biển lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn
Liên quan đến việc nâng cấp dữ liệu thuế:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

Việc chưa việc đồng bộ dữ liệu của cơ quan thuế do có sự thay đổi về mã định danh các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Huế không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chậm cập nhật các thông tin liên quan địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến một số hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

TIN MỚI

Return to top