ClockThứ Tư, 04/12/2024 05:56

Những công trình “băng sông, vượt biển”

TTH - Nhiều công trình, dự án trọng điểm về giao thông được đầu tư không chỉ giúp giao thương thuận lợi, mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa HuếNghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

 Cầu Nguyễn Hoàng đã hoàn thành các hạng mục cơ bản

Vui với quê hương

Sau thời gian nỗ lực chạy đua với thời gian, hình hài cầu vượt sông Hương với tổng mức đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng đã bắt đầu lộ diện trong niềm vui chờ đợi của người dân. “Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt, với ý tưởng kiến trúc độc đáo dạng vòm và hài hòa với danh lam thắng cảnh, di sản, văn hóa Huế nên người dân rất mong chờ”, ông Nguyễn Văn Nhàn, một người dân trú tại TP. Huế chia sẻ.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình giao thông tỉnh - chủ đầu tư dự án cầu vượt sông Hương cho biết, dự kiến cầu vượt sông Hương hoàn thành, đưa vào sử dụng vào trung tuần tháng 12/2025, góp phần tạo thêm điểm nhấn cho đô thị Huế và tạo đà phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ... trên địa bàn.

Xuôi về vùng biển, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (TP. Huế) cũng đang được các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ để sớm thông tuyến vào cuối năm nay theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh.

Ông Ngô Văn Trường, Chỉ huy Công ty cổ phần Xây dựng Tân Nam – một trong những đơn vị thi công cầu cho biết: Các trụ, mố cầu trên biển và phần đường dẫn cũng đã hoàn thành. Hiện các đơn vị công đang tập trung nhân lực, vật lực cho các hạng mục còn lại nhằm hoàn thành công trình đúng tiến độ.

Trong câu chuyện với những bậc cao niên xã Hải Dương và phường Thuận An ai cũng chung tâm trạng phấn chấn vì quê hương ngày càng phát triển, xứng tầm đô thị trực thuộc Trung ương.

Liên kết vùng, tạo đà phát triển

Ngoài hai công trình trọng điểm trên, hiện rất nhiều công trình khác về giao thông cũng được quan tâm, đầu tư, trong đó phải kể đến là tuyến đường cứu hộ, cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc cùng với các trục đường nội thị đã tạo cho bộ mặt đô thị của huyện Phong Điền ngày càng hiện đại.

“Sau bao năm chờ đợi, cuối cùng tuyến đường cứu hộ, cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc cũng đã thông tuyến 1 chiều. Tuyến đường như một dải lụa dài từ Quốc lộ 1A vươn thẳng ra đến chân biển Điền Lộc. Với tiến độ này, tuyến đường sẽ sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, rút ngắn việc đi lại cũng như việc lưu thông hàng hóa của người dân, nhất là vùng Ngũ Điền thuận tiện”, ông Nguyễn Quốc Văn, trú tại thị trấn Phong Điền phấn khởi cho biết.

Phong Điền đang nỗ lực phấn đấu để trở thành thị xã, trở thành đô thị chiến lược nằm ở cửa ngõ phía bắc của tỉnh. Vì vậy, việc nhiều tuyến đường được đầu tư, nâng cấp, mở rộng thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu này.

Hạ tầng giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội các vùng, miền phát triển. Do vậy, thời gian qua rất nhiều công trình giao thông như cầu, đường đã được đầu tư ở đô thị trung tâm TP. Huế và trải đều ở các huyện... Điển hình như các công trình: Cầu Hòa Xuân, Tam Giang, Thuận An, Trường Hà, Tư Hiền, Chân Mây, Lăng Cô, Cảnh Dương, Vinh Thanh, Vinh Hiền…

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải khẳng định: Bức tranh giao thông đô thị đã và đang mở ra cơ hội mới để tỉnh tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Việc tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có thêm những cơ hội, động lực mới để phát triển, trong đó, có hệ thống giao thông. 

Ngoài các dự án đang triển khai, sắp tới sẽ có thêm nhiều dự án về giao thông được triển khai, đầu tư, như: Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài; đường Vành đai 3; dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cam Lộ - La Sơn; tuyến đường kết nối từ khu B - An Vân Dương về trung tâm thị trấn Phú Đa, các dự án chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp... mở ra sẽ rút ngắn khoảng cách về hạ tầng giao thông từ thành thị đến vùng nông thôn.

Giao thông đô thị ngày càng hiện đại đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho Thừa Thiên Huế "cất cánh", xứng đáng là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước.

TP. Huế hiện đang dần hoàn thiện tuyến đường đi bộ dọc sông Như Ý. Sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường này cùng với tuyến đường đi bộ kết hợp kè bờ sông Hương đoạn từ cầu Dã Viên lên đến chùa Thiên Mụ; cầu đi bộ ven sông Hương bằng gỗ lim sẽ tạo thêm những điểm check-in mới thu hút khách du lịch, góp phần phát triển đô thị TP. Huế.

HĐND TP. Huế cũng đã thống nhất dự án xây dựng cầu đi bộ kết hợp tuyến xe đạp qua sông An Cựu (cầu chữ Y) nhằm tạo điểm nhấn cho trục cảnh quan hai bên bờ sông An Cựu, kết nối với tuyến đường đi bộ phía nam bờ Nam sông Hương tạo thêm diện mạo mới cho vùng đất Cố đô Huế.

Bài, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm
Tăng chất lượng cảnh báo với các công trình cầu đường trước thiên tai

Những ngày qua, liên tiếp các cơn bão đã đổ bộ vào nước ta gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống; trong đó, bảo đảm giao thông thông suốt là nhiệm vụ cấp bách. Nhất là trong bối cảnh diễn biến của bão và hoàn lưu bão gây nguy cơ sập các cầu yếu, cầu đã xây dựng lâu năm.

Tăng chất lượng cảnh báo với các công trình cầu đường trước thiên tai

TIN MỚI

Return to top