ClockThứ Ba, 13/02/2024 11:26

Người dân thắt chặt chi tiêu, sức mua nhiều loại hàng hóa giảm

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, nhu cầu mua sắm hàng Tết của người dân giảm hơn so với các năm trước do người dân thắt chặt chi tiêu. Mặt hàng rượu bia giảm nhiều vì nhân dân thực hiện nghiêm quy định “Không được uống bia, rượu khi lái xe”.
So với các ngày cận Tết, giá các mặt hàng rau củ, hoa tươi tại chợ nhìn chung không tăng nhiều. Ảnh: MP/Báo Tin tức 

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, tiểu thương bán hoa quả tại chợ Long Biên, Hà Nội, chị Quỳnh Nga cho biết: “Hoa quả bán nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 rất chậm, ngoài trừ một số loại quả đắt tiền như nho Mỹ hay quả cherry, nhiều người mua để đi ngoại giao, biếu người thân, những quả bình thường để mua về ăn hay thắp hương những ngày Tết, họ mua với lượng rất ít. Ví dụ nếu như trước đây, khách mua 30 – 50 quả về ăn dần trong những ngày Tết thì nay họ mua giảm 1/2 do thu nhập giảm, dân tiết kiệm”.

Theo khảo sát của phóng viên báo Tin tức, từ những bông hoa ‘bình dân’, thực phẩm thiết yếu như  thịt cá, rau củ quả cho tới dịch vụ đặt món, cỗ bàn Tết, nhiều tiểu thương, chủ bếp đều cho biết: Sức mua Tết năm nay giảm tới 40 - 50% so với Tết năm ngoái dù giá không biến động nhiều. Có cửa hàng đồ ăn uy tín, người dân đặt đồ có tăng nhưng giá trị đơn hàng nhỏ, xu hướng khách mua đồ rất chọn lọn, thiết thực, đặc biệt không tích trữ.

Báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường gửi Văn phòng Chính phủ của Bộ Tài chính mới nhất cho hay: Những ngày trước, trong và sau Tết, thị trường hàng hóa thường tập trung chủ yếu là ở một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa quả, rượu bia, thuốc lá và bánh kẹo.

Qua theo dõi nắm bắt tình hình giá cả thị trường của Bộ Tài chính và báo cáo từ các Sở Tài chính địa phương, giá cả thị trường tháng 1/2024, tuần đầu tháng 2/2024 và trong những ngày Tết không biến động bất thường, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng theo quy luật hoặc theo diễn biến giá thế giới

Trước Tết, hầu hết địa phương đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa chuẩn bị Tết, trong đó mặt hàng gạo luôn được chú trọng và được các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tích cực chuẩn bị, bảo đảm lượng dự trữ và cung ứng cho thị trường.  Giá bán các mặt hàng rau củ, trái cây hầu hết tại các địa phương cơ bản ổn định thậm chí một số nơi giảm nhẹ do thời tiết thuận lợi, nguồn cung khá dồi dào. Giá các loại bia, rượu và nước ngọt năm nay không biến động do lượng hàng trong các siêu thị, cửa hàng rất dồi dào và sức mua kém do người dân ngày càng nâng cao ý thức tuân thủ trong việc sử dụng bia rượu khi lái xe.

"Trong những ngày Tết, trong ngày mùng 1 và mùng 2 Tết, giá cả tương đối ổn định so với trước Tết, chỉ một số nơi giá bán có thể tăng nhẹ so với trước tết nhưng chủ yếu tập trung vào mặt hàng rau củ tươi, thủy hải sản. Giá tăng hơn 20%. Từ ngày mùng 3 Tết, thị trường hàng hóa đã dần sôi động hơn, nhu cầu đi lại tăng lên và các trung tâm, địa điểm vui chơi sẽ bắt đầu mở cửa trở lại. Các ngày nghỉ Tết tiếp theo, giá cả sẽ có khả năng tăng cục bộ tại các chợ dân sinh đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống và hoa tươi do người dân mua sắm phục vụ ăn uống thắp hương ngày Tết", báo cáo Bộ Tài chính nêu.

Từ diễn biến trên, Bộ Tài chính cho rằng, giá cả thị trường Tết tại các địa phương có tăng giảm đan xen, nhưng không có đột biến, sốt giá. Diễn biến này có được nhờ công tác điều hành đã nắm bắt và thực hiện theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá và Bộ Tài chính. Yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá sau Tết và cả năm 2024 là tại một số tỉnh, thành phố lớn, nhiều siêu thị cửa hàng mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu, nguồn cung hàng hóa không còn bị gián đoạn sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân nên giá cả dự kiến không có nhiều biến động.

Những ngày sau Tết, Bộ Tài chính nhận định, quý I/2024 thường trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, nên theo quy luật, giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết.

Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến.

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo: Mùng 4 Tết sẽ có nhiều sạp hàng tại chợ dân sinh tiếp tục mở cửa bán trở lại. Một số các siêu thị mở cửa trở lại chính thức, hoạt động mua sắm sẽ sôi động hơn, giá cả cơ bản ổn định, không có diễn biến bất thường. Nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng hơn so với mùng 3, đặc biệt nhu cầu đi lại, trở về các thành phố lớn để ổn định và du xuân tại các thành phố lớn. Nhiều hoạt động và các điểm vui chơi tại các thành phố lớn dự kiến mở cửa sẽ thu hút một lượng khách đến tham quan, vui chơi giải trí trong những ngày sắp tới.

Giá các dịch vụ như trông giữ xe, dịch vụ ăn uống,... thường tăng so với ngày bình thường theo quy luật hàng năm. Các mặt hàng rau, củ, quả, một số loại thực phẩm tươi sống, hoa tươi và các mặt hàng phục vụ cúng lễ vẫn là những mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, giá cả dự báo sẽ ổn định.

Để tiếp tục kiểm soát giá cả trong ngày Mùng 4 Tết, Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý. Trong đó, đặc biệt kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Ngày 27/12, một người dân (ông V.) ở xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) đã tự nguyện giao nộp vũ khí cho lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây.

Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
Người dân Nam Bán cầu cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn châu Âu

Kết quả của một nghiên cứu gần đây cho thấy, so với các quốc gia ở châu Âu, người dân ở Nam Bán cầu hài lòng hơn về mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này khiến các nhà nghiên cứu lên tiếng thúc giục lãnh đạo các quốc gia châu Âu hành động để giải quyết sự bất cập này càng sớm càng tốt.

Người dân Nam Bán cầu cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn châu Âu

TIN MỚI

Return to top