ClockThứ Hai, 07/10/2024 12:08

Nêu gương trong phát triển kinh tế

TTH - Câu chuyện về anh Nguyễn Ngọc Phước, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người dân địa phương. Không chỉ nổi bật với tính cách năng động, sáng tạo, anh Phước còn là người tiên phong trong các hoạt động phát triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho bà con nơi đây.

Di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

 Anh Nguyễn Ngọc Phước giữa vườn rau quả của gia đình. Ảnh: Kim Thu

Xuất thân từ gia đình thuần nông, bố mẹ anh Phước từ huyện Quảng Điền lên A Lưới lập nghiệp theo diện kinh tế mới. Sau khi học hết phổ thông, anh Phước tham gia nghĩa vụ quân sự và được kết nạp Đảng ngay khi còn trong quân ngũ. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh về địa phương và kết hôn, quyết định khởi nghiệp từ mảnh đất mà cha mẹ để lại. Ban đầu, cuộc sống của gia đình anh gặp nhiều thử thách. Với tinh thần không chịu khuất phục, anh đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đồng thời mượn thêm từ bạn bè để đầu tư vào nông nghiệp.

Khi mới bắt đầu, anh Phước trồng hoa và rau màu, từ đó dần tích lũy được vốn. Những năm 2000, anh đã phát triển vườn hoa lên tới 20.000 cây, bao gồm các loại như hoa cúc, hoa ly và thược dược. Anh chia sẻ: “Thời điểm mới lập gia đình, tôi vẫn thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên, với quyết tâm và sự hỗ trợ từ các chương trình vay vốn ưu đãi, tôi đã có cơ hội phát triển kinh tế, tìm hướng thoát nghèo”.

Đầu năm 2023, khi cây sâm Bố Chính bắt đầu được đưa vào trồng thử nghiệm tại A Lưới, anh Nguyễn Ngọc Phước lại tiếp tục là một trong những người đầu tiên trồng loại cây này. Trên diện tích 6 sào, ngoài sâm, anh còn kết hợp trồng cà gai leo, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Không chỉ dừng lại ở việc trồng trọt, anh còn nuôi thêm 400 con gà và vịt. Mô hình nuôi trồng kết hợp này đã giúp anh có thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng mỗi năm.

Với vai trò là Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Quảng Nhâm, anh Phước không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế cá nhân, mà còn tích cực hỗ trợ bà con tại địa phương. Anh là người phụ trách kỹ thuật, giúp các thành viên hợp tác xã trồng rau, hoa, và sâm Bố Chính đạt năng suất cao. “Là một đảng viên trẻ, tôi luôn mong muốn đồng hành cùng bà con trong việc phát triển kinh tế, giúp họ thoát nghèo bền vững”, anh Phước tâm sự.

Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, anh còn vận động, khuyến khích bà con áp dụng các phương pháp nông nghiệp hữu cơ. “Tôi tin rằng việc hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học không chỉ giúp tăng năng suất, mà còn bảo vệ sức khỏe cho gia đình và người tiêu dùng”, anh Phước nhận định. Từ mô hình kinh tế tổng hợp mà anh xây dựng, nhiều hộ gia đình xung quanh cũng đã học hỏi và áp dụng thành công.

Bà Lê Thị Thu Hương, Bí thư Đảng ủy thị trấn A Lưới nhận xét: “Anh Phước là một đảng viên tiêu biểu, không chỉ phát triển kinh tế cá nhân, mà còn hỗ trợ rất nhiều cho các hộ nông dân khác. Sự nỗ lực và tinh thần học hỏi của anh đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống người dân tại địa phương”.

Huyện A Lưới đã đạt được những bước tiến quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Mới đây, huyện đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước. Thành công này không chỉ đến từ sự nỗ lực của chính quyền, mà còn là kết quả của sự cố gắng không ngừng nghỉ của những đảng viên tiêu biểu như anh Nguyễn Ngọc Phước.

Ông Hồ Đàm Giang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy A Lưới, cho biết: “Chúng tôi đã huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị cùng với sự tham gia tích cực của người dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, vai trò của các đảng viên trong việc tiên phong phát triển kinh tế và giúp đỡ hộ nghèo là rất quan trọng. Đến cuối năm 2024, chúng tôi phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn khoảng 15,3%”.

Từ những nỗ lực, sự kiên trì và tinh thần sẻ chia là chìa khóa giúp anh Phước thành công trên con đường phát triển kinh tế. Không chỉ là một hình mẫu cho thế hệ trẻ, anh Phước còn là ngọn đèn dẫn lối cho bà con vùng cao A Lưới trên con đường gây dựng sự nghiệp, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Anh Thư
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top