ClockThứ Ba, 29/03/2022 09:55

Nền kinh tế duy trì đà hồi phục, GDP trong quý 1 tăng trưởng 5,03%

Bức tranh kinh tế-xã hội trong quý 1 với gam màu sáng đã cho thấy Chương trình phục hồi và phát triển của Chính phủ đã phát huy tác động, qua đó tạo động lực khôi phục và phát triển.

GDP có thể đạt 6,3% năm 2022Nền kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022Rà soát ngay các điểm nghẽn trong đầu tư công

Theo báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội quý 1 của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 đã tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của cùng kỳ năm 2021 và 3,66% cùng kỳ năm 2020, song con số này vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý 1/2019.

Trong đó, khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 2,5%, đóng góp 5,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,4%, đóng góp 51%; khu vực dịch vụ tăng 4,6%, đóng góp 43%.

Về sử dụng GDP quý 1, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, tích lũy tài sản tăng 3,2%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 5,1% và nhập khẩu tăng 4,2%.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Báo cáo đánh giá kinh tế-xã hội trong nước của 3 tháng đầu năm diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraina đã tạo ra cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến hàng triệu người và là cú sốc ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng toàn cầu. Do vậy, giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tăng phi mã, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng đã "leo thang" mạnh nhất kể từ năm 2011. Điều này đã tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu. Trên cơ sở đó, những dự báo gần đây của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đều đã giảm hơn so với các dự báo đưa ra trước đó.

Song, nội dung báo cáo nhấn mạnh về quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế trong nước để không lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới đồng thời đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII, ngày 30/1; Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội; Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp là động lực thúc đẩy Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ đã phát huy tác động, hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Nhờ đó, kết quả kinh tế-xã hội của cả nước trong ba tháng đầu năm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Cụ thể, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, một số ngành ghi nhận những đóng góp lớn trong “bức tranh chung,” như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,8%; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,1%; ngành bán buôn và bán lẻ tăng gần 3%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 1,8%.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

TIN MỚI

Return to top