ClockThứ Tư, 17/11/2021 08:37

Rà soát ngay các điểm nghẽn trong đầu tư công

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 16/11 với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), PGS TS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: “Trong bối cảnh đại dịch kéo dài, một số nhà đầu tư tư nhân còn cân nhắc trong đầu tư nên đầu tư công càng có ý nghĩa quan trọng. Đây là dịp để rà soát lại tất cả các điểm nghẽn chính sách gây cản trở, ách tắc sự lưu thông của nguồn vốn này”.

Xây dựng dự thảo hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt NamThừa Thiên Huế phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025Rà soát, xử lý ngay khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư côngTạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệpLập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoàiDoanh nghiệp kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tếĐẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm. Ảnh: TTXVN.

Theo PGS TS Bùi Tất Thắng, từ nhiều năm qua, quy mô vốn đầu tư thường chiếm khoảng 31 - 34% GDP/năm. Mức độ huy động như trên đối với một nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam là thuộc nhóm trung bình khá. Vì thế, cần cố gắng duy trì ở mức này.

Trong cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (NSNN) có xu hướng giảm nhẹ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) yêu cầu chọn lọc cao hơn nên nguồn “bù đắp” chính phải là huy động từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ở trong nước. Đặc biệt, trong 10 năm qua Hệ số sử dụng vốn (ICOR) trong nền kinh tế Việt Nam tính bình quân còn khá cao (trên 6), cho thấy hiệu quả vốn đầu tư chưa cao.

“Nếu đạt mức ICOR khoảng 2 - 3 như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... thời kỳ họ đang tiến hành công nghiệp hóa như Việt Nam hiện nay thì vẫn với tổng vốn đầu tư như cũ, chúng ta có thể đạt mức tăng trưởng GDP bình quân cao hơn nữa”, ông Bùi Tất Thắng cho biết.

Về thể chế tài chính hỗ trợ phát triển, ông Bùi Đức Thắng nhấn mạnh: Cần thiết kế hệ thống chính sách cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, với vốn đầu tư công, trong 2 - 3 năm trước mắt, có thể do tác động của đại dịch COVID-19, một số nhà đầu tư tư nhân còn cân nhắc thận trọng, e dè hơn trong đầu tư, nên đầu tư công lại càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, đây là dịp để rà soát lại tất cả các điểm nghẽn chính sách gây cản trở, ách tắc sự lưu thông của nguồn vốn này.

Với nguồn vốn FDI, cần sớm cụ thể hóa thành các chính sách cụ thể theo tinh thần Nghị quyết số 50/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Còn với nguồn vốn từ khu vực ngoài nhà nước ở trong nước, cần có chính sách huy động thật tốt nguồn vốn này bởi về lâu dài, đây là nguồn vốn có nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển bền vững của đất nước. “Có lẽ vấn đề này phải là một trong những nội dung chủ yếu của Chiến lược tài chính trong thời gian tới”, PGS TS Bùi Tất Thắng đề nghị. Đến thời điểm này, vẫn còn 22 bộ và 25 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý có một số bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao (trên 70%).

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, đến nay số vốn đầu tư công đã được phân bổ là trên 429.890 tỷ đồng, đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng). Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết còn trên 31.409 tỷ đồng, chiếm 6,81% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, vốn trong nước còn gần 24.053 tỷ đồng, vốn ngoài nước còn gần 7.357 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, còn 13 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn như: An Giang còn 43,33%; Cao Bằng còn 33,22%; Cần Thơ còn 27,56%; thành phố Hồ Chí Minh còn 24,44%...

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân được chỉ ra là do các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới năm 2021, do các dự án này chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (chưa đủ điều kiện bố trí vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021, theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Đồng thời, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ cho các dự án, nhiệm vụ quy hoạch chưa đủ thủ tục; các dự án Hỗ trợ Phát triển Chính thức ODA chưa ký hiệp định hoặc đang điều chỉnh hiệp định; các dự án có thời gian bố trí vốn quá thời gian so với quy định (nhóm A không quá 6 năm, nhóm B không quá 4 năm, nhóm C không quá 3 năm). Một số bộ, ngành, địa phương kiến nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn năm 2021 do không có nhu cầu sử dụng, không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn đã được giao.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng cuối năm, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương hoàn thành giao vốn chi tiết cho các dự án khởi công mới năm 2021, theo đúng quy định tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề cập về lý do chậm giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết: Do việc chuẩn bị dự án chưa kỹ lưỡng, giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu không được bố trí vốn đối ứng… “Bộ sẽ quyết liệt, nghiêm túc hơn các nghị quyết của Chính phủ, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu; thúc đẩy vai trò Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng, rà soát các vướng mắc về thể chế liên quan giải ngân vốn đầu tư công”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Trong phiên chất vất của Quốc hội mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, các bộ trưởng, trưởng ngành cần xác định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu trong đầu tư công. Theo đó, Bộ KH-ĐT cần tham mưu với Chính phủ phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng tình hình, xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan, xác định trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan, trách nhiệm của người đứng đầu để có giải pháp quyết liệt trong việc chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn, giải ngân, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về vấn đề này, không để tình trạng chậm giải ngân ngân vốn đầu tư công này kéo dài bởi năm 2020 đã đạt tỷ lệ giải ngân lên đến 98% và hoàn toàn không có vướng mắc về thể chế mà quan trọng là cách thức thực hiện. Do đó, cần có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả, phấn đấu phân bổ và giải ngân năm 2021 đạt 90%; phân bổ, giao vốn và giải ngân năm 2022 đạt 100% dự toán Quốc hội giao.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách

Tối 31/12, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình đến thăm NHCSXH tỉnh nhân dịp quyết toán niên độ năm 2024.

Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách
Các chủ đầu tư dự án phải sớm tiến hành điều chỉnh thủ tục liên quan

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm thay đổi thông tin về địa điểm thực hiện dự án để đảm bảo các vấn đề liên quan đến triển khai các thủ tục, giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư dự án phải tiến hành các thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các quy định khác có liên quan trước ngày 15/1/2025.

Các chủ đầu tư dự án phải sớm tiến hành điều chỉnh thủ tục liên quan
Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá

Cùng niềm phấn khích khi Huế sang trang mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động thêm hy vọng sẽ có những đột phá về chính sách an sinh, tiền lương để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên.

Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá

TIN MỚI

Return to top