ClockThứ Tư, 31/05/2017 14:25

Kinh tế tư nhân sẽ giúp Việt Nam đạt trình độ phát triển cao hơn

Theo WB, là nhân tố chính giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, kinh tế tư nhân sẽ giúp Việt Nam đạt trình độ phát triển cao hơn.

Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) vừa thảo luận và thông qua Khung đối tác quốc gia (CPF) mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới với Việt Nam, đề ra những định hướng tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam – cùng đồng hành với Việt Nam trong quá trình củng cố thành tựu phát triển và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển đầy tham vọng.

WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển

Khung đối tác này cũng hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2021 của Việt Nam và mục tiêu cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường, thúc đẩy bình đẳng, và nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân là nhân tố chính giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm ở VN (Ảnh minh họa: KT)

Với Khung đối tác mới này, WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển và đạt trình độ cao hơn trong nhóm các nước thu nhập trung bình và tốt nghiệp quy chế vay vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế —nguồn vốn dành cho các nước thu nhập thấp của WB.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, cho biết WB sẽ sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình củng cố vị thế của một nước thu nhập trung bình thành công và tạo tiền đề trở thành một nước thu nhập cao

Khung đối tác mới tiếp tục phát huy những hỗ trợ sẵn có của WB tại VN, phối hợp và bổ trợ với các đối tác phát triển khác, và huy động thêm các nguồn lực khác phục vụ phát triển, ví dụ huy động nguồn vốn thương mại và sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.

Bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên, gồm: phát triển bao trùm và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư vào con người và tri thức; bền vững môi trường và năng lực ứng phó; và quản trị tốt. CPF sẽ được thực hiện với sự tham gia đáng kể của chính quyền địa phương, sẽ thử nghiệm và áp dụng cách tiếp cận đa ngành và theo vùng, và sẽ quan tâm giải quyết và lồng ghép vấn đề giới thông qua một loạt các hình thức gồm hỗ trợ tư vấn, phân tích, đối thoại chính sách, cho vay và lập các đối tác chiến lược.

CPF được soạn thảo dựa trên các kết quả phân tích trong báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ và báo cáo Đánh giá Quốc gia Việt Nam 2016 và đề ra một số các chuyển hướng chiến lược.

Trong giai đoạn tới, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) sẽ hỗ trợ bằng hình thức đầu tư và tư vấn, và huy động nguồn vốn dài hạn cho các khoản đầu tư mang lại lợi ích kinh tế-xã hội lớn, hỗ trợ sự phát triển thị trường vốn và các nguồn vốn tư nhân khác. IFC sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành chủ chốt như tài chính, hạ tầng, công nghiệp chế tạo và năng lượng nhằm kết hợp kinh nghiệm quốc tế với sự thông hiểu tình hình tại chỗ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển và qua đó đạt hiệu quả đầu tư và lợi ích xã hội cao nhất.

“Là nhân tố chính giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, kinh tế tư nhân sẽ giúp Việt Nam đạt trình độ phát triển cao hơn,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam, Cam-pu-chia và CHDCND Lào, nói. “Dịch vụ vốn và tư vấn của IFC rất đặc biệt vì nó kết hợp giữa kinh nghiệm quốc tế và kiến thức bản địa. Chúng tôi sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường đổi mới sáng tạo nhằm tạo giá trị cao trong tăng trưởng và mang lại tác động sâu rộng về kinh tế-xã hội.”

Việt Nam vay WB 358 triệu USD để thực hiện hai dự án mới

Cùng với khung đối tác này, Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới cũng đã phê duyệt cho Việt Nam vay 358 triệu USD để thực hiện hai dự án mới. Đó là Dự án Mở rộng cải tạo đô thị (SUUP) vay vốn IDA trị giá 240 triệu USD sẽ thực hiện cải tạo và nâng cấp hạ tầng và công tác quy hoạch đô thị tại các thành phố Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Tân An, Vị Thanh và Vĩnh Long. Khoảng 500.000 người dân sẽ hưởng lợi trực tiếp từ dự án này, và khoảng 1 triệu người khác được hưởng lợi gián tiếp nhờ cơ sở hạ tầng và môi trường được cải thiện.

Dự án thứ hai là Dự án Tái thiết khẩn cấp sau thảm hoạ (VENDRP) sẽ giúp khôi phục và cải tạo cơ sở hạ tầng tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Hà Tĩnh. Đây là những tỉnh bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt kéo dài trong năm 2016. Dự án sẽ giúp khôi phục và cải tạo đường giao thông, cầu, hệ thống tưới tiêu, hệ thống cấp nước và các công trình phòng chống thiên tai. Dự án cũng sẽ giúp nâng cao năng lực cán bộ quản lý rủi ro thảm hoạ. Dự án sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho 1,2 triệu người và gián tiếp cho 5,1 triệu người khác tại 5 tỉnh nêu trên.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top