ClockThứ Ba, 23/04/2024 06:39

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

TTH - Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hộiTiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sáchNhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

 Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

Theo ông Lê Việt Sỹ, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 có nhiều điểm mới. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành; tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; sửa đổi một số quy định nhằm hạn chế tình trạng thao túng, chi phối TCTD bên cạnh yêu cầu chặt chẽ về quản trị, điều hành. Hoàn thiện các quy định về hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.

Luật cũng bổ sung 1 chương về Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở luật hóa các quy định đã áp dụng ổn định trong thực tiễn, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngân hàng này vì mục tiêu thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hoàn thiện quy định về tài chính, hạch toán, báo cáo trên cơ sở luật hóa các quy định đã áp dụng ổn định trong thực tiễn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như đáp ứng các yêu cầu về tài chính, hạch toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế; hoàn thiện hành lang pháp lý để xử lý TCTD yếu kém; hoàn thiện quy định về quản lý Nhà nước, trong đó tăng cường trách nhiệm thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, Luật Các TCTD năm 2024 cũng đã bổ sung một số quy định khác như về các hành vi bị cấm; bảo vệ quyền lợi khách hàng; chỉnh lý quy định về giấy phép để giảm thiểu thủ tục hành chính.

Các chuyên gia nhận định, Luật Các TCTD sẽ tạo hành lang pháp lý triển khai hoạt động ngân hàng qua phương tiện điện tử, ông suy nghĩ sao về nhận định này?

Đúng vậy.

Luật Các TCTD năm 2024 đã bổ sung quy định này để tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai hoạt động ngân hàng qua phương tiện điện tử. Trong đó, Luật quy định khá rõ về trách nhiệm xây dựng, ban hành quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của TCTD, bao gồm các việc: Thực hiện hoạt động nghiệp vụ bằng phương tiện điện tử; quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; quy định hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử.

Ngoài ra, Luật Các TCTD năm 2024 cũng giao Chính phủ quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, tạo cơ sở để Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ và triển khai sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực ngân hàng.

Một nội dung được người dân và các TCTD quan tâm chính là quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Quy định mới hiện nay có khác gì so với những quy định trước đó?

Luật Các TCTD năm 2024 đã luật hóa một số quy định về nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu… Đồng thời, Luật Các TCTD năm 2024 cũng có quy định chuyển tiếp cho một số trường hợp đang áp dụng quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội nhưng không luật hóa tại Luật Các TCTD, bảo đảm quá trình xử lý nợ xấu không bị gián đoạn.

“Cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay” là một nội dung khác khá quan trọng và có tính thời sự trong Luật này. Ông đánh giá như thế nào về sự quyết liệt của quy định này?

Luật Các TCTD năm 2024 nghiêm cấm hành vi “các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức”.

Đây là một quy định mới so với Luật Các TCTD hiện hành, quy định này được đánh giá là cần thiết để góp phần quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động bán các loại bảo hiểm cũng như ngăn chặn tình trạng các TCTD ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm trái với nhu cầu và ý muốn của họ khi tiếp cận các khoản vay.          

Ngân hàng Nhà nước đã làm gì để chấn chỉnh tình trạng trên?

Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của các ngân hàng thương mại trên địa bàn và xây dựng quy trình xử lý kiến nghị, phản ánh. Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước tỉnh nhận được 6 phản ánh, kiến nghị về bảo hiểm qua đường dây nóng, sau khi tiếp nhận Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã giải quyết nhanh chóng, theo đúng quy trình và định kỳ báo cáo cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định.

Đồng thời đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động bảo hiểm đến các TCTD trên địa bàn, lồng ghép nội dung thanh tra hoạt động đại lý bảo hiểm trong kế hoạch tiến hành thanh tra đối với 4 đơn vị trong năm 2023. Dù Luật Các TCTD năm 2024 chưa có hiệu lực thi hành nhưng chi nhánh đã rất quyết liệt với vấn đề này, nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Anh (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế
Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện

Cùng với việc khẩn trương thực hiện các đề án để sáp nhập hai huyện Phú Lộc và Nam Đông theo Nghị quyết (NQ) số 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Phú Lộc cũng đang triển khai các kế hoạch để tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và đảm bảo hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập huyện.

Tinh gọn bộ máy gắn với hiệu quả hoạt động sau sáp nhập huyện
Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách

Tối 31/12, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình đến thăm NHCSXH tỉnh nhân dịp quyết toán niên độ năm 2024.

Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách
Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải

Lái xe chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); chưa cam kết về việc chạy xe đúng tốc độ quy định; công ty không cấp thẻ nhận dạng cho lái xe… Đó là những hành vi vi phạm được lực lượng nghiệp vụ của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải (KDVT) trên địa bàn tỉnh.

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải

TIN MỚI

Return to top